Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
679
115.993.879
 
Ngọc, thơ Hạnh Phương
Mang Viên Long

Ngọc là một bản trường thi dài 99 khúc ngũ ngôn tứ tuyệt, vừa được nhà thơ Hạnh Phương cho ấn hành vào quý II năm 2010.

 

Với một tập thơ nho nhỏ xinh xắn  (  khổ 12 X 20 cm) có tên là NGỌC sáng giữa nền xanh mầu da trời, lồng trong khung mầu xanh đậm-đã tạo được cảm giác tươi mát, tinh khiết, rất “ thơ” cho người đọc.

 

Trên nền tảng của tư tưởng Phật Giáo đã được tiếp nhận một cách nhuần nhị, sâu sắc-nhà thơ đã chắc lọc qua tâm thức liễu ngộ trong nhiều năm tháng của đời sống khổ đau và thao thức-những lời Phật dạy, những cốt tủy của kinh tạng, bẳng xúc cảm rất riêng, bằng niềm tin không thối chuyễn, và nhất là-bằng sự giác ngộ đã được thực nghiệm, để kết thành từng viên NGỌC…

 

Hạnh Phương đã góp nhặt được 99 viên NGỌC ngời sáng-thành một tràng chuỗi pháp nhũ mầu nhiệm, thành kính  dâng hiến cho người.Theo tinh thần nhà Phật-đây là một việc làm thiết thực để cúng dường chư Phật. ( “ diệu âm hiến cúng Phật/ trái tim tình nở hoa”  ( 01) ) Có thể xem NGỌC, là một “ thi luận” quy tụ nhiều lời kinh Phật, qua lăng kính cuộc sống của một nghệ sĩ Phật tử thuần thành, đã có quá trình tu học và làm Phật sự gần suốt cuộc đời.

 

Do đó,  NGỌC là một kết tinh tài hoa của tấm lòng thuần khiết,  chan hòa với tình đời lẽ Đạo -là sự rộng mở của trái tim, và sự phát tiết đơm hoa  trí tuê của một nghệ sĩ chân chính, luôn nhạy cảm với mọi đổi thay quanh mình, cho dù đó chỉ là  “ những hạt sương như ngọc/ đậu trên lá cỏ thi” ( 08)/ hay “ nửa khuya nghe lá thở” ( 10 ).

 

Hạnh Phương đã đọc Kinh bằng xúc cảm của trái tim thuần khiết của một nhà thơ, ghi lại sự thấu đạt lẽ mầu cũng vói tâm hồn một nhà thơ-do đó, 99 khúc ngũ ngôn đã len nhẹ , thám đẫm vào hồn người đọc một cách tự nhên, như nhiên-miên man  như một dòng suối.:

 

“ Ngọc trời xanh khéo đúc

Thành hạt lệ nụ cười

Tình yêu người phó chúc

Xanh ngàn lá non tươi “

(02)

 

Và từ dạo ấy:

 

“ Đá kết tinh nên Ngọc

Ngọc khéo đúc nên người

Bờ vai dài suối tóc

Mươn mướt dòng thơ khơi…”

( 03)

 

  Những hạt sương như Ngọc

Đậu trên lá cỏ thi

Chở trời trong như lọc

Ánh ánh ngời lưu ly “

( 08)

 

Với niềm xác tín vững chãi, với tâm yên tịnh từ hòa-Nhà thơ đã nhìn ngoại cảnh với ánh mắt an nhiên qua thấu kính pháp Phật-rất sâu sắc:

 

“ Quê hương mình diễm lệ

Thần kinh trầm mặc thế

Oi lá ngọc cành vàng

Mặc bao mùa dâu bể “

( 12)

 

Nhà thơ đã tâm sự-cũng là ghi dấu một thực nghiêm máu thịt qua bao  tháng năm đắm mình trong biển pháp-để mài giũa, kết tinh nên những viên Ngọc “ muôn thuở rằm tròn xinh” :

 

“ Vắt cạn máu tim mình

Châu ngọc ngân lóng lánh

Nguyệt trong, viền thiền ảnh

Muôn thuở rằm tròn xinh”

( 21)

 

Và một kinh nghiệm trong quá trình thâm nhập Phật pháp tưởng giản dị-nhưng là một trong những lời khuyến dạy tha thiết của Đức Phật, để mỗi người tụ mình tìm thấy” viên ngọc quý” đã  sẵn  có trong ta từ bao đời-đó là Phật tính ( hay tự tánh/ chơn như/ bản lai diện mục/) đã bị đám mây đen vô minh, hay bùn nhơ ngũ trược đeo bám-không cho hiển lộ:-để mãi  mãi gánh chịu khổ đau trong vạn kiếp sinh tử luân hồi:

 

“ Ngọc không trau, không giũa

Ai biết Ngọc quang huy

Lá không xanh mướt lụa

Ai biết hồn kim chi? “

( 24)

 

Khi Ngọc đã sáng- tâm đã khai, tuệ đã giác-thì :

 

“ Tự thân Thơ là Ngọc

Người Ngọc giữa trang thơ

Bốn mùa ân mưa móc

Chân như đẹp mỗi tờ “

( 31)

 

Nếu ngược lại-mãi trôi lăn trong dòng thác cuồng nộ tham đắm của đời sống mà :

 

  Đem dời mình cá cược

Vào túy tửu cuồng ca

Hỏi làm sao hiểu được

Tiếng oanh vàng thiết tha? “

( 52)

 

Đức Phật đã bao lần khuyến dạy “ hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, “ Tự mình làm chỗ nương cho mình chứ người khác làm sao nương được? Tự mình khéo tu tập mới đạt được đến chỗ nương tựa nhiệm mầu” ( PC 160/ Phẫm Attavaggo ). Ngọc ( 78) nhà thơ cũng đã khẳng định lại :

 

“ Tự mình trau giũa mình

Tự mình, tự đẹp xinh

Tự mình cùng cát bụi

Mừng đoàn tụ trùng sinh”

 

Từ ý nghĩa thâm thúy của lời dạy trên, người đọc nhớ lại nhiều  lời dạy của chư Tổ nhằm khai thị cho người học Đạo nhận ra “ bản lai diện mục” của chính mình-để  sớm được kiến Tánh-ngộ Đạo :  “ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh-tât cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành”/ bởi vì-trong mỗi chúng ta, ai ai cũng  sẵn  có “ viên ngọc quý” ấy trong người cả; chẳng cần tìm cầu viễn vông đãu xa?

 

“ Vượt non cao vực sâu

Tìm Ngọc, Ngọc nơi đâu

Về nhà ngồi tĩnh lại

Lóng lánh mình minh châu! “

( 96)

 

Đọc hết 99 khúc hát trong “ thi luận/ trường thi” Ngọc, có một điều không thể tránh khỏi được-đó là, theo “ Lời Vào Thơ” ( trang đầu) thì bài trường thi này đã được nhà thơ hoàn thành chỉ trong 24 giờ; do vậy-có “ vài viên Ngọc” chưa được toàn bích, ngời sáng đúng mực-nó bị ràng buột bởi kinh điển mà chưa thoát ra khỏi sự  hạn ché để hòa nhập cùng sự mênh man của cảm xúc tự nhiên.

 

Trong lời “ Cảm Đề”, Tỳ Kheo Chơn Thiện đã tâm sự: “ (…) Chúng tôi đã hình dung nhà thơ Trụ Vũ và nhà thơ Hạnh Phương đang đong đưa võng bên dòng suối thực tại là để thường nghe tiếng hát diệu âm; chiếc võng ấy là sự an  tịnh của tâm thức; dòng suối ấy là toàn cõi hiện tượng giới này. Tiếng hát ấy hôm nay đã được ghi lại trong 100 vần thơ Ngọc (…) “.  Và nhà thơ Trụ Vũ trong “ Lời Vào Thơ” cho” Ngọc” đã nhắc lại lời người xưa: “ Thi trung tự hữu nhan như ngọc”-nhưng riêng tôi,  muốn được “ tâm tình” đôi điều với Ngọc-bởi vì, chính nhờ tiếng hát về diệu âm, diệu nghĩa, diệu lý, diệu hữu… của nàng thơ Ngọc mà tôi cũng đã có được phút giây an tịnh, hạnh phúc tuyệt vời!

Xin cám ơn Nhà Thơ Hạnh Phương!

 

Lập Tâm tịnh thất

Mùa Phật đản 2554

Mang Viên Long
Số lần đọc: 2212
Ngày đăng: 28.05.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
văn chương mỗi người mỗi giọng* - Lưu Quốc Hoà
Tạp chí Sông Châu số 75 - Hoàng Trọng Muôn
Tạp chí Sông Châu số 74 - Hoàng Trọng Muôn
“Nước mắt trên sa mạc” - Đặng Thân
Tìm về nguồn mạch trong lành ấy… - Nguyễn Khắc Phê
Chuyện Tình Có Hậu, Trong Một Bài Ca Dao - Nguyễn Chính
Không nên “bình” thơ, văn hàng tỉnh - Trọng Huân
Phép “cộng” hai trận bão trong một bài thơ của Kim Chuông: - Nguyễn Chính
Phạm Thiên Thư - Khi sư ông xả thân làm tín đồ thơ ! - Thái Doãn Hiểu
Lê Khánh Mai - Những Câu Thơ Hồn Vía - Tạ văn Sĩ
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)