Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
479
116.586.575
 
Còn nỗi buồn đau nào hơn?
Trần Minh Nguyệt

Nhà ông Phong hôm nay thật là náo nhiệt- người ra, kẻ vào tấp nập. Đúng  hôm nay là ngày giỗ đầu của bà Thu, mẹ của ông mà! Con cháu tập trung lại từ ngày hôm qua để chuẩn bị. Vì là giỗ đầu nên ông và con, cháu mời bà con, bạn bè đến dự thật đông để  “trả nợ” công khó đã đưa mẹ ông đến nơi, đến chốn- mồ yên, mả đẹp. Ông Phong giờ đã chếnh choáng hơi men vì uống cũng nhiều rồi,cứ tính sơ sơ mỗi bàn ông chỉ uống  một ly thì ông cũng uống hơn 9 ly rồi. Lúc này- chỉ còn lại bàn cuối cùng- bàn của những người bạn làm cùng công ty gỗ với ông.Ông Phong cầm ly bia lên và lè nhè nói:"Nào các anh em, chúng ta cùng cạn ly này nghen, Nào dô anh em- hôm nay không say không về, mấy anh em có đồng ý không nào?”- Mọi người cười to một cách vui vẻ: “ Một, hai, ba…dô!”

        

Nhà bên cạnh hàng rào-bà Mận-bà nội của  Ngân chốc chốc ngước nhìn nhìn qua đám người mặt mày đỏ lưỡng- chuệnh choạng bước ra cổng ngỏ với tia nhìn nóng bỏng- bà lầm bầm " Đồ bất hiếu, Thiên lôi đâu sao không đánh chết hết chúng đi không biết"

- Sao vậy Nội? Sao nội lại chửi chú Phong? Ngân đang ngồi ở võng chồm đến nhìn bà-ngơ ngác.
- Cháu không ở đây nhiều nên cháu không biết thôi?-Bà Mận như được lời người cháu nhắc nhở-giọng đã  dịu xuống- Nội chửi là còn nhẹ đó, nếu nó là con của nội, nội bóp mũi cho chết nhỏ rồi.-Bà thở dài thườn thược- Mà nội không hiểu bà Thu mắc nợ gì từ kiếp trước mà bà khổ dữ vậy- khổ từ lúc có chồng đến lúc chết vậy không biết?

- Chuyện gì vậy nội?-Ngân cầm tay bà- Nội kể  cho cháu nghe được không?

- Được, rồi nội sẽ kể cho cháu nghe mà! Nội giữ mãi trong bụng cũng không chịu nỗi nữa rồi!

 

 

Cuộc đời vốn không có bản nháp, những chuyện đến và đi trong cuộc đời thật vô tình, thật hà khắc và có đôi khi là thương đau, khắc khoải cả đời mà chính mình không thể định đoạt được. Một lần lỡ bước sa chân, đôi khi hận đến ngàn năm chưa nguôi?. Bà Thu là một nạn nhân của cái xã hội phong kiến cưỡng ép, vô tâm-  số phận của bà nằm trong tay người cha   -một Lý trưởng trong làng - bà chỉ biết vâng lệnh như một con người máy-hay một vật sở hữu vô tri tầm thường của  cha mình! Ông Lý trưởng vốn rất mê hát hò –nổi tiếng là người  hào hoa trong làng hát xướng của xã. Ông đã dành nhiều thời gian và tiền bạc cho những đêm theo hát thâu đêm, từ nàng này đến xã nọ nhiều khi kéo dài cả tháng. Và một hôm cao hứng – trong mọt đêm hát -ông đã đem người con gái út của mình- bà Thu, ra làm giải thưởng cho bất cứ ai đối lại được với câu hát mà ông  đã xướng. Nhưng ở đời- người xưa thường nói " cao nhân tất hữu cao nhân trị.”. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn- Ông Đang, một trai cày nghèo không có chút đất cắm dùi- đang nhận làm ruộng rẽ cho ông, vô tình đối được câu hát mà ông Lý Trường ba hoa mê hát đã hứa hẹn.  Thế là sau đó không lâu-vì giữ thể diện- bà Thu tuy mới 15 tuổi- cái tuổi còn ngây thơ,non nớt, “ăn chưa no, lo chưa tới” đã phải về về làm vợ ông Đang- một trai cày lớn hơn bà 15 tuổi.                                     

 

Bấy lâu- bà Thu chỉ biết ăn rồi chơi, học hành thêu thùa, may vá-làm bánh mứt với các chị- nên  đến năm đi lấy chồng  bà chẳng biết chút gì về việc đồng áng.việc nặng nhọc của nhà chồng .. Ông Đang  tưởng rằng lấy được con gái út của Lý trưởng ông sẽ giống như " Chuột sa chỉnh nếp" nên  thời gian đầu bà mới v- ông rất chìu chuộng bà. Khi bà sinh đứa con thứ hai, thấy cha mẹ vợ không cho gì thêm ngoại trừ mấy lượng vàng và 4 sào ruộng bà đem về khi cưới làm của hồi môn thôi-.Ông Đang từ ngày ấy giở thói gia trưởng của mình ra,trút nỗi căm tức lên đầu bà Thu không chút xót thương nghĩa tình!-Cho hay- tiển tài đã làm đôi mắt người ta mù đi, và trái tim cũng trở thành sỏi đá! Không có tiền đem về, thì ông Đang đã bắt bà Thu phải làm việc từ sáng tới tối cho té ra tiền. Bà yếu đuối, chậm chạp-luôn luôn bị ông Đang cay cú mắng nhiếc-thậm chí đánh đập. Những trận đòn trút lên thân bà ngày càng nhiều.

Ông Đang nói-như ra lệnh:

- Tôi ra ruộng cày, bà gánh phân chuồng ra ruộng cho tôi nghe chưa?

- Hồi giờ tôi đâu có biết gánh,-Bà Thu thì thầm van xin.- Hay mình mướn ai gánh giúp được không?
- Bà cải lại tôi hả?-Ông Đang quay phắt lại nhìn  như chọc thủng vào giữa mặt bà -tôi bảo bà gánh thì bà phải gánh, không mướn mỏ gì hết? Ông nói gằn từng tiếng-. Bà làm sao mà đem hết đống phân ra ruộng cho tôi là được.Không xong ban ngày,thì bà làm ban đêm luôn nghe chưa?


         

Bà Thu  đứng lặng yên một lát-biết có nói thêm  cũng vô vọng - có khi còn bị đòn roi. Bà lầm lủi ra đống phân, xúc phân vào đôi giỏ- kê vai vào giữa cây đòn gánh - cố gánh, nâng đôi giỏ phân lên- bước từng bước nặng nhọc, và kéo lê nó đi- vải phân ra dọc đường. Sau một hồi đắn đo bà quyết định bỏ phân vào giỏ rồi đội lên đầu-như vậy dễ hơn . Người trong xóm, kẻ đi đường trông thấy vậy- ai ai cũng ngậm ngùi thương xót  cho số phận hẫm hiu của bà .


Ông Đang  không còn xem bà Thu như một người vợ, đã từng chia sẻ mặn nồng qua mấy mặt con nữa mà xem bà giống như một người thầy tớ. Đã vậy, ông còn tìm đủ mọi cách hành hạ bà mỗi ngày cho thỏa l;òng căm tức nhỏ nhen, đố kỵ với cha mẹ bà.. Ông làm những việc bất nghĩa-bất nhân- mà tới bây giờ kể ra đây bên tai nội vẫn còn nghe văng vẳng tiếng khóc, tiếng van xin thảm thiết của bà Thu. Đó là lần vì sơ ý bà Thu nấu cơm bị nhão, ông Đang trói bà vào song cửa sổ, ông lấy cơm nhão nóng đắp lên người bà. Bà hầu như bị bỏng toàn thân.


Khi Thằng Phong lấy vợ,không biết vợ ỉ ôi thế nào, mà nó đuổi vợ chồng ông Đang ra góc vườn che một căn nhà lá sống tạm bữa đói, bữa no và không cho ông bà bước chân vào nhà chính nữa. Ông Đang giận Phong  ăn ở tệ bạc-bất hiếu,ông phẩn nộ đòi lại nhà và vườn nhưng Phong và vợ  đã một mực không trả lại  mà lại nhục mạ, chửi mắng vợ chồng ông nhiều hơn.

Phong luôn nói:

- Ông già rồi, ông nên chết đi- chứ cái ngữ  như ông sống mà làm gì?

Có lần Phong đe dọa:

- Ông mà toan tính đòi nhà đòi vườn nữa  là tôi suốt ông chết  ngay đó…


Quá thất vọng về vợ chồng Phong,Ông Đang đã làm đơn trình làng,mong làng xã giúp ông lấy lại nhà, lấy lại đất để có chỗ sinh sống ổn định. Và ở cuộc họp hòa giải giữa làng, cha con ông đã lớn tiếng mắng mỏ nhau- cải nhau ,giống như hai kẻ thù .Ai cũng cảm thấy bất bình thay cho ông Đang, nhưng cuối cùng cái lý vẫn thuộc về  Phong vì cậu ta đã kịp chuyển giấy tờ sở hữu chủ của nhà và đất sang tên vợ chồng của cậu từ khi nào rồi. Sau đó không lâu- Ông Phong uất uất, đổ bệnh- nằm liệt giường không có tiền chạy chữa thuốc thang .Hàng ngày bà Thu phải lặn lội bờ suối-bìa rừng, đi kiếm thuốc nam về sắc cho ông uống tạm qua ngày.. Ông bà  Đang hàng ngày phải ăn cháo rau muống thay cơm.  Phong và 2 đứa con gái ai cũng giàu có, có của ăn, của để. Nhưng không biết chúng thù ông bà từ kiếp nào mà chúng không  hề lui tới viếng thăm, cũng không bù sớt  cho ông bà  chút gạo mắm gì cả. Bệnh tật ,ăn uống kham khổ và đau lòng quá- ông Đang không kham nổi và ông đã trút hơi thở cuối cùng vào một  buổi chiều đầu mùa đông  năm ấy-kết thúc một kiếp người. Lúc ông hấp hối, Phong và 2 cô em về bàn nhau,-chúng chuyển ông Đang về nhà mình để sau chết có thể phát tang –che đậy được miệng thế gian chê trách. Lúc nhập quan , Phong  còn lo sợ ông Đang còn tức giận sẽ về hại nó ,nên đã lén lấy lá môn  ráy đắp lên mặt ông,-  Phong làm vậy vì tin rằng linh hồn của người chết không thể trở về, không quấy phá gì được nữa.

 

Ngân thở dài-nhìn bà nôi mắt đang rưng rưng khóc:

- Sao mà chú Phong và mấy cô em ác quá vậy bà?

- Nội cũng không ngờ mấy anh em nó lại bất hiếu đến vậy.- Bà Mận đưa tay áo lau vội giọt nước mắt-Cháu nghe nội kể - Con sẽ hiểu được tại sao cả đời nội không  dám nói nặng lời với ai mà lại buông những lời chửi rủa cay độc như vậy với bọn thằng Phong.-Bà lại thở ra- Dù biết làm vậy,nội sẽ mang tội và sẽ phải trả giá cháu à.!

Nội sẽ kể tiếp cho cháu nhé?


Sau đám tang ông Đang được 3 ngày,Phong cùng vợ không cho bà Thu ở trong nhà chính nữa, Chúng bắt bà phải quay về ở lại cái chòi ở cuối vườn và năm khi mười họa mới để bà vào thắp hương cho ông Đang. Bà Thu vừa buồn,cô đọc- vừa sống kham khổ . Bà con trong xóm thấy vậy- động lòng thương bà-  kẻ giúp của người giúp công, cho bà lon gạo, bó rau, quần áo cũ  để giúp bà sống qua ngày .. Cái chòi lá trống huê, trống hoác, mền mùng rách bươm- thậm chí đến  chiếc chiếu cũng không còn nguyên vẹn. Buổi tối, bà Thu tối phải đốt một đống lửa bằng lá bạc hà để xua đi đàn muổi đói, và nằm ngủ trên vạc giường tre. Mùa hè còn đỡ, mùa đông lạnh buốt thấu xương, bà Thu không biết xin đâu được cái bao bố tời- khi ngủ bà thọc đôi chân vào đó - kéo lên được tới giữa ngực cho đỡ lạnh. Nội rất thường hay sang thăm bà ấy,thấy cảnh sống thảm vậy nên mời bà qua ở với nội cho  có bạn.


Nhưng chỉ được vài ngày, Vợ chồng thằng Phong mặt nặng như chì- mày nhíu  như cú- suốt ngày nói xỏ, nói xiên- rồi chửi đổng đủ điều nên bà Thu đành  phải trở về  lại cái chòi cũ của mình.  Từ ngày ấy-nội chỉ còn cách lén lút giúp bà  ấy thôi

Giọng bà Mận bỗng cao hơn:

- Ngân à! Cháu có còn nhớ năm kia nội lên nhà cháu chăm cu Bi giúp ba mẹ cháu không?

Ngân âu yếm nhìn bà:

- Cháu nhớ mà- nội vừa chăm cu Bi vừa nấu cho cháu bao nhiêu là món ăn ngon- Ngân tu dài hai môi- mà ngon nhất là món canh chua cá lóc đó nội!-Ngân nhìn bà Mận dò xét- Mà có chuyện gì  vậy nội?

Bà Mận nhìn Ngân- giọng trầm trầm:

- Lần đó khi nội trở về lại nhà- chạy sang thăm bà Thu,thì bà ấy đã nằm liệt giường không dậy nổi nữa rồi. Mùi hôi thối từ căn chòi lá dơ bẩn, từ  con người bà  cả tháng không lau tắm- bốc lên  nồng nặc. Hai cô con gái  lâu lâu mới chạy thoáng  về - thu dọn giúp bà ấy một chút- mà vừa làm vừa nguyền rủa bà ấy sa sả. Bà Thu chợt thấy nội về thì bật khóc – tiếng khóc khô nghẹn  không thành tiếng,-bà ấy thều thào:

- Tôi nhờ chị nấu giúp cho  một nồi nước lá thơm.- Giọng bà đứt quảng- Gội đầu và lau người giúp người tôi….

        
Chiều hôm ấy khi  tìm hái được mớ lá –vừa bước sang vườn nhà bà Thu- bà chợt nghe nghe giọng thằng Phong hằn học :" Sao bà sống dai quá vậy? bà định làm khổ con, khổ cháu đến chừng nào đây?"
Một ngày sau đó bà Thu chết….

Bà Mận ngồi lặng yên.

Ngân buột miệng:

- Thật là độc ác- Ngân thẩn thở đứng dậy- Cháu thật không thể ngờ được, trên đời này lại có những “ con người” không bằng loài súc vậy, bà ạ!


Bà Mận nhìn Ngân- mỉm cười. Bà cảm thấy một niềm vui mơ hồ về đúa cháu gái nay đã bắt đầu trưởng thành.

Bên nhà ông Phong tiếng hò hét “ một , hai, ba…dô!”- vẫn còn kéo dài như như trong cơn ác mộng!./.

 

Trần Minh Nguyệt
Số lần đọc: 1877
Ngày đăng: 19.04.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hoa gạo đỏ thắm - Nguyễn thị Minh Hương
Cái cổng ngõ - Dương Phượng Toại
Đêm ở biển - Hồ Ngạc Ngữ
Một chuyện có thật chẳng ai tin - Từ Nguyên Thạch
Mái ấm - Phan Bích Thủy
Tôi cưới vợ - Trọng Huân
Chương trình Operation baby lift - Đỗ Ngọc Thạch
Chuyện ở một ngôi trường - Mang Viên Long
San hô - Khôi Vũ
Đất buồn - Hồ Việt Khuê
Cùng một tác giả
Chuyện của bà năm (truyện ngắn)
Mùa xuân năm ấy (truyện ngắn)
Một giọt máu rơi (truyện ngắn)
Giọt máu (truyện ngắn)
Một Câu Chuyện Tình (truyện ngắn)
Chuyện Làng Tôi … (truyện ngắn)
Tiếng Gọi ThẦm (truyện ngắn)
Món Ăn Cuối Cùng (truyện ngắn)
Một Lần Li Hôn (truyện ngắn)
Cảm Giác (truyện ngắn)
Bác Sĩ Mụt Ruồi (truyện ngắn)
Bên Dòng Sông Quê (truyện ngắn)