Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
811
116.614.155
 
Mơ ước một mùa xuân
Trần Minh Nguyệt

1.
- Alô! Chị ba phải không?

-  Vâng! Chị đây, tàu em cập cảng rồi à?

- Không phải chị à, tàu em chạy gần bờ ở Hải Phòng nên có sóng, em nhớ chị nên gọi nói chuyện một lát.

Im lặng . Tiếng nói của  Hải lại vang lên:

- À mà chị ơi? chị lại đổi số điện thoại nữa à? Bộ chị trốn nợ ai sao? Làm thằng em này tìm số điện thoại mới của chị muốn chết .


Hương cười : “ Em lại chọc chị rồi, chị dùng sim này đã được 2 tháng rồi mà, tại em lênh đênh ngoài biển, chị không báo cho em được thôi.”- Nàng chờ đợi.

- Dạo này chị khỏe không? Ba, mẹ em, cô, dượng vẫn khỏe chứ?

- Mọi người vẫn khỏe- Hương ngập ngừng-mọi chuyện đều tốt đẹp em à. Em về sớm sẽ có điều bất ngờ, và điều này sẽ làm em vui, chị chắc chắn như vậy.-Hương mỉm cười với mình.

Im lặng một lát.


Không nghe có tiếng trả lời, Hương bấm máy gọi lại, nhưng điện thoại báo là ngoài vùng phủ sóng rồi. Hương buồn buồn xếp chiếc điện thoại cho vào túi áo lạnh-Hình ảnh Hải bỗng hiện ra trong trí nhớ Hương như một đoạn phim buồn -Dường như mỗi lần được gặp lại Hải, hay trò chuyên thân tình qua điện thoại-Hương cũng dều nhớ lại Hải như một nỗi ám ảnh không rời !

 

 

2.

- Tôi không sống với ông được nữa, ông bất tài vô dụng, không làm gì ra tiền, sống với ông tôi khổ cả đời. Liên hét to

Thanh -chồng Liên, gườm gườm nhìn cô , vẻ mặt tối lại-im lặng. Vợ chồng Thanh- Liên  đã bất hoà từ nhiều năm, cải vả nhau suốt ngày, và Liên cảm thấy không còn gì lưu luyến với người chồng nghèo  khó, không có “ tài” này nữa.


Liên vào buồng xếp quần áo của mình và Hải vào va li .Cô quyết định dẫn Hải đi với mình- lúc đó Hải mới 6 tuổi. Liên để  thằng Hân -3 tuổi ,ở với Thanh. Hân  nhìn mẹ vội vàng thu xếp áo quần, cảm nhận được là mẹ nó  sẽ bỏ nó ở lại. Hân  nhìn vào mặt mẹ đăm đăm nhưng  không khóc, Hân  cố quanh quẩn bên mẹ và anh , rồi nó chợt mở tủ lấy quần áo của  mình bỏ vào va li như Liên đã làm.. Liên lạnh lùng  nhặt  áo quần của Hân bỏ ra. giường. Nàng  hấp tấp kéo tay Hải đi như chạy ra khỏi nhà.  Sau khi nhìn thấy mẹ và anh đã đi qua  khỏi cổng ngõ- Hân lăn ào xuống nền nhà  khóc sướt mướt  Nó lồm cồm ngồi dậy chạy ra nằm vạ ở ngoài sân- chắc là  trong cái đầu bé nhỏ thơ ngây ấy nó nghĩ làm vậy thì mẹ và anh Hải của nó sẽ trở về . Hân lẩm bấm: “Tao hốt gạo vãi đầy nhà mà me tao không ở lại?”

 .
Ba ngày sau, Hải một mình chạy về nhà- nói là nhớ em, thăm em, nhưng cũng từ đó- nó ở  lại

với em nó luôn, không quay về ở cùng mẹ  nữa.


Thanh  không có nghề nghiệp nào sành thạo khả dĩ có thể kiếm ra tiền  nên chỉ sống nhờ vào 2 sào ruộng và tiền bán xoài trong khu vừơn mỗi mùa. Nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của mẹ Hương- là chị của Thanh., nên ba cha con anh cũng đắp đổi qua ngày..Mẹ Hương biết   em  mình chật vật, nghèo thiếu-  nên mỗi lần đi chợ mua thức ăn cho gia đình, bà cũng bớt lại một ít tiền để mua  riêng đồ ăn cho cha con Thanh. Cuộc sống của ba cha con Thanh cứ  lặng lẽ vậy,-chỉ có Hải  hồn nhiên cười nói vài câu, còn Thanh và Hân suốt ngày hình như câm lặng .. Trưa,-chiều ,Thanh lo nấu cơm, kho nấu  chút thức ăn để sẳn  ở gian bếp. Ai muốn ăn giờ nào, bao nhiêu- cũng được. Ai muốn làm gì thì làm. Đời sống như ngưng lại trong căn nhà lạnh lẽo của ba cha con Thanh.từ dạo ấy…
Sau giờ học ở trường , Hải còn đi loanh quanh trong xóm  để chơi với những đứa trẻ   khác.-còn Hân thì không. Hân cứ lủi thủi một mình ở hiên nhà, hay trong một góc tối. Nó theo chơi với con mèo tam thể nhỏ-như với ngưòi bạn thiết không rời.  Hải rất thông minh-là một học sinh xuất sắc của lớp Năm-nhưng càng về sau-, sức học của nó ngày càng yếu dần, yếu dần,và đến năm  học lớp 7 thì Hải không còn theo kịp chương trình, theo kịp bạn bè nữa. Suốt ngày nó đi rong chơi lêu lõng hết nơi này đến chốn nọ - nhiều lần tới khuya mới lần mò về tới nhà ngủ vùi đến sáng hôm sau .Hôm nào ngủ dậy muộn thì Hải bỏ học luôn. Cuối năm lớp 8 Hải bị thi lại 3 môn: Toán, Anh Văn, Sử.. Hải không muốn thi lại ,chán ngán chuyện học hành- vì vậy suốt hai tháng hè không học ôn  được chữ nào cả.!


Mẹ của Hương - Cô ruột của Hải, không nỡ nhìn thấy đứa cháu đích tôn của dòng họ Lê không tốt nghiệp được cấp 2. Bà ngày đêm năn nỉ khuyên lơn giải thích cho Hải thi lại, và " mưa dầm, thấm lâu"- Hải vì thương cô mình nên miễn cưỡng hứa hẹn sẽ tiếp tục chuyện học tập-nhưng được đến đâu hay đến đó ! Và sau này, Hải hầu như chỉ học để lấy lớp, học cho  vui lòng người cô nặng tình với nó mà thôi.


Hải vừa đủ điểm đậu tốt nghiệp, 20 điểm không thừa, không thiếu một điểm nào. Nhưng đó cũng không phải là kiến thức của chính Hải, mà là kết quả của sự lanh lảu, quay cóp trong khi thi của Hải mà thôi!


Ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển vào lớp 10 rồi mà Hải vẫn không làm hồ sơ, Mẹ Hương phải tự đi mua hồ sơ, rút học bạ,giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời nộp vào trường THPT bán công Trần Hưng Đạo, có lẽ đó là hồ sơ cuối cùng của Trường.vì đã là buổi chiều  của ngày mãn hạn.
      

Sáng nào cũng vậy, mẹ Huơng cũng thức dậy sớm năn nỉ, ỉ ôi với Hải cầm vở đến trường.Và sau đó, hầu như tuần nào cũng vậy -mẹ Hương cũng bị Giáo viên chủ nhiệm mời đến trường vì những trò quậy phá của Hải.


Giữa năm lớp 10 xảy ra một chuyện bất ngờ đã làm thay đổi dần cuộc đời của Hải: Đó là một cuộc đấu khẩu giữa Hải và An- lớp trưởng lớp An nhìn Hải nghiêm khắc:” Hải ! bạn thường xuyên không thuộc bài, lại hay nói chuyện, quậy phá làm ảnh hưởng tới lớp. Tuần nào lớp mình cũng bị phạt lao động …”


Hải trừng mắt: “Tao làm gì mặc tao, mầy có quyền gì mà xen vào,một lần nữa là tao đập vỡ mặt ra đó nghe chưa?”

    

An nóng bừng mặt - giọng run run- nói: “Mầy biết con bò không? nó mạnh hơn con người gấp nhiều lần mà con người vẫn dùng cái trí của mình để chế ngự,làm chủ được nó, Tao nghĩ mầy cũng vậy, tất cả những gì mầy có chỉ là sức mạnh mà trời ban sẵn cho mầy mà thôi, ngoài ra mày chẳng có chút lý trí nào! “

 

Hải tím mặt vì giận- nhìn An trừng trừng. Nó cảm thấy xấu hổ, lòng tự ái  của nó bị tổn thương.-Hải muốn khóc mà không khóc được. Nó nén nỗi giận, và nước mắt hình như đã chảy ngược vào lòng.
        

Sau hôm  gây sự với An  bị tổn thương khó quên, lại bị đám bạn bu quanh cười chế giễu- Hải miệt mài học không kể ngày đêm. Nó mày mò tự học lại những kiến thức bị trống, bị hổng từ năm lớp 6 trở lên. Với lòng kiên nhẫn, chăm chỉ cùng sự thông minh vốn có của mình, cuối năm lớp 10 Hải đã đuổi kịp bạn cùng lớp, và  hai năm 11, 12 Hải đã trở thành một trong những học sinh giỏi nhất của trường.

Hải thi đậu tốt nghiệp loại khá và đậu luôn trường Đại Học Hàng Hải khoa sửa chửa và bảo hành máy tàu thủy. Ai cũng vui mừng cho Hải từ nay tương lai đã mở rộng, nhưng riêng Hải  thì luôn ưu tư, trầm mặc và ít nói cười hơn.  Hương biết được Hải đang lo không biết lấy tiền đâu để đóng học phí,tiền đâu để ăn  học  ở nơi xa lạ. .Hải  có lần tâm sự với Hương rằng mẹ cậu nói  nên bỏ trường Đại học Hàng Hải đi, ôn thi lại vào trường Sư phạm cho dược gần nhà ,khỏi tốn tiền học phí, tiền ăn, ở.. Như vậy mới có thể tiếp tục con đường học tập được…


Mẹ Hương chỉ còn một phương cách là kêu gọi  sự đóng góp tiền của anh em Hương và khuyến khích Hải nhập trường, vì biết chuyện thi lại  năm sau  là không có gì bảo đảm .  Tiền học phí, tiền ăn, tiền ở rất nhiều mà tiền nhà gởi vào cho không đủ l- Hải xin làm thêm tiếp viên nhà hàng để khỏi tốn tiền ăn buổi tối (Hải ăn thức ăn còn thừa của khách,) mà còn tiền kiếm được Hải  có thể chi trả cho tiền phòng, tiền học của mình.


Năm năm đã trôi qua cuộc đời Hải như một giấc mơ - cuối cùng Hải cũng đã tốt nghiệp đại học. Hải xin làm cho công ty   vận tải tàu biển Hải Đăng- vận chuyến hàng hoá trong và ngoài nước. Vừa làm, vừa học thêm- bây giờ Hải đã là máy ba của tàu. Lương 1 tháng được hơn 14 triệu. Hải không còn phải bạn tâm về  chuyện tiền bạc nữa nên  có vẻ hoạt bát hẳn lên- lúc nào cũng sẵn có một nụ cười. Nhưng chỉ riêng Hương   mới  hiểu được nỗi lòng Hải- trong sâu thẳm của lòng Hải- có một đám mây mù vô hình đang che mờ cuộc sống anh.. Có lần Hải nói như bông đùa nói với Hương :" Chị Hương à, “Cha, mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con" mà lá chắn của em và Hân rách nát tơi bời như thế, thì che chở làm sao được đây hả chị? Em và Hân lớn lên sống theo kiểu " tự sinh, tự diệt” thật bất hạnh- nghĩ mà buồn.!”


Thằng Hân- em Hải, trông  yếu đuối- lơ ngơ ,suốt ngày câm lặng, không nói, không cười.  Từ thuở nhỏ ,nó chỉ biết lặng lẽ chơi với những con vật nho nhỏ như gà con, vịt con. mà thôi. nên càng lớn lên càng ngơ ngác với mọi người chung quanh.  .Không ai hiểu được nó nghĩ gì trong đầu.Những uẩn ức không hề một lần  được bày tỏ - giấu kỹ  trong sâu thẳm của đáy lòng, nên chiều chiều Hân thường mang sáo ra ngõ ngồi thổi một mình! Nó thổi sáo hằng giờ, hằng đêm- những bản nhạc không tên gọi ngấu hứng mà khiến người nghe buồn đến não lòng.!

 
Nó lặng lẽ học. Lặng lẽ vào thi trường cao đẳng chế tạo máy ở Thủ Đức. . Mọi chi phí ăn học, phòng trọ riêng- Hải đã lo cho em mình thật chu đáo. Anh đã gởi cho Hân rất nhiều tiền với hy vọng Hân ngày càng vui lên để mà tiếp tục sống - nhưng bệnh trầm cảm của Hân dường như không thuyên giảm.. Ngoài những giờ phải tiếp xúc với  với bạn bè, thầy cô. Hân vẫn co rút sống một cõi riêng của đời mình.


Hân tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu,được học liên kết lên đại học nhưng Hân không học tiếp, cũng không xin việc làm mà  quay trở về quê .Ngày ngày chìm đắm trong cô đơn, gởi nỗi lòng hằng đêm theo tiếng sáo bay xa…


Thanh và Liên  vẫn sống li thân,nhưng không ai lập gia đình khác cả !.Hải cảm thấy vừa   thương, vừa   giận cha mẹ mình. Bóng dáng Hân lầm lũi lặng lẽ luôn sống trong mộng mị. cô đơn  đã làm Hải dằn văt. đau xót không nguôi. Nhiều lần-Hải tự nghĩ- “ cái nút ai thắt thì chỉ có người đó mới mở được mà thôi.”


Đợt nghĩ phép vừa rồi Hải đã hết lòng thuyết phục ba, mẹ anh về sống chung một nhà, Hải tâm sự với Hương : "Em ao ước có một mái gia đình đã bao nhiêu năm rồi, chị à! Có được sự đầm ấm sum họp như vậy - mới có thể đem lại sự bình thưòng vui sống cho Hân mà thôi”….

 

Hương rất muốn gọi điện báo tin vui cho Hải  biết  rằng Hân đã dần dần trở lại  sinh hoạt bình thường, đã nói, cười vui vẻ với ba mẹ Hải và mọi người rồi.  Hân còn cho biết đến tháng 9 nó sẽ vào Sài Gòn học tiếp Đại học. Nhưng Hương không kịp báo tin vui  thì  tàu của Hải đã chạy ra khơi- ngoài vùng phủ sóng rồi. Hương cầm chiêc điên thoại nơi tay-tần ngần nhìn cây Mai trước sân nhà Hải đang lát đát trổ hoa vàng –Hương bỗng cảm thấy lòng mình cũng sắp vào xuân cùng với niềm Hạnh Phúc đang trở  về  với gia đình Hải sau bao mùa xuân  đắm chìm trong tuỵệt vong. Mùa  Xuân ước vọng của Hải và Hân đang trổ hoa vàng như cây Mai  khoe sắc nơi sân nhà  sau bao năm tháng dài tàn héo…/.



Trần Minh Nguyệt
Số lần đọc: 2006
Ngày đăng: 06.03.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đời không là … - Nguyễn Minh Phúc
Đi qua thời thiếu nữ - Vân Hạ
Y tá xã - Đỗ Ngọc Thạch
Lụy chữ - Bạch Lê Quang
Chênh vênh vực thẳm - Dương Phượng Toại
Ngày không như mọi ngày - Khôi Vũ
Cà phê từng giọt - Nguyễn Đình Phư
Bà Tôi - Phùng Thành Chủng
Bức tường * - Phan Đức Nam
Quê nhà , chiều 30… - Mang Viên Long
Cùng một tác giả
Chuyện của bà năm (truyện ngắn)
Mùa xuân năm ấy (truyện ngắn)
Một giọt máu rơi (truyện ngắn)
Giọt máu (truyện ngắn)
Một Câu Chuyện Tình (truyện ngắn)
Chuyện Làng Tôi … (truyện ngắn)
Tiếng Gọi ThẦm (truyện ngắn)
Món Ăn Cuối Cùng (truyện ngắn)
Một Lần Li Hôn (truyện ngắn)
Cảm Giác (truyện ngắn)
Bác Sĩ Mụt Ruồi (truyện ngắn)
Bên Dòng Sông Quê (truyện ngắn)