Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
512
115.989.469
 
Nhiệm vụ của thi nhân
Khổng Ðức

 (theo ý của Maulpois}

 

Cuộc đời của thi nhân là ở trên mặt đất này, với phong cảnh, với nơi cư trú, và chân trời của nó. Ở đó cuộc đời chỉ là cõi tạm. Ở đó  gặp gỡ người đồng loại. Là khách lữ hành, vượt qua, giai đoạn, nó tự thấy đó là tạm thời, bị hảm vào thế sinh ra đời rồi biến mất mà tự mình không quyết định; không bao giờ chủ động trong cuộc hành trình đi và về ( tức sống và chết). Ít nhiều mạo hiểm , it nhiều mông lung.

 

Nhà thơ là kẻ đang lang thang, rong chơi, hay lảng vảng rình mò trên đường đi trong cuộc đời cũng như trong ngôn ngữ. Nó tra hỏi sự xuất xứ, nguồn gốc và mục đích cuối cùng.Nó biết nó sắp chết và sữa soạn hành trang. Bài thơ là việc của bước đi, bước đi có tính tóan, với đôi dép co dãn tàn tạ, và đôi giày rách nát đau thương.

 

Cái con người sắp chết đó đang quá cảnh trên mặt đất nghiêng nghiêng về phía chân trời. Nó là con người mang nặng ưu tư, đeo đẳng sự tưởng tượng, một giấc mơ trễ nãi, một nghi vấn kéo dài… Nó nghĩ đâu đâu. Nó đi trong đầu, nó mê sảng. Đôi khi người ta nghĩ rằng nó đánh mất tất cả “lương tri”. Nghe nó lẩm bẩm một mình. Nó dấn thân vào cuộc đối thoại với những con vật, với cây cỏ, những đối tượng vô hồn, không có sự sống. Nó hành động với cái ngã vong ngã, hướng về các vùng kỳ lạ dị thường. Hướng về vô thức, khó mà nói hay không sao lý hội được.

 

Nó đi trong đầu để có được chân lý trên trời cao, vì cái hố thẳm sâu xa của tự ngã. Cũng như nói dưới bước đi của nó, mặt đất nhủn đi, hay nó chống đở ngay vào khỏang trống không. Nhà thơ người tạo ra trời trên mặt đất, người quay lại làm chân trời bấp bênh, người mà mọi sự vô tận ban cho nó sự xung động. Những vấn đề đập mạnh vào nó như một cánh cửa đóng kín. Đi trên mặt đất, đi trong đầu, nó thành khập khễnh. Đôi cánh vĩ đại của nó cản trở sự  tiến lên, nó phải dùng chân, Nó sẽ không bao giờ là một Thượng Đế , là một người chưa hoàn hảo…

 

Từ nhà thơ đến kẻ khác, sự khập khễnh càng gia tăng; nên dưới ngòi bút của Verlaine, yếu tố lớn của thi tính vẫn tiếp tục là hình ảnh  của những con rối xuyên qua vườn hoa bỏ hoang.

 

Vui với tiếng kèn và điệu múa quay cuồng

Hầu như buồn bực dưới sự nghi trang ngông nghênh….

 

Nhà thơ là một người tiến lên bằng bàn tay. Nắm lấy bút, nó tạo ra bước đi, cạo trên giấy, vì đó là chữ viết. Nhà thơ viết bằng tay, làm việc với bàn tay. Giữa cử động của cơ bắp viết và cử động của nó cũng giống như sự tưởng tượng và suy tư, thiết lập một sự liên hệ chặt chẽ. Bàn tay dắt dẫn chữ viết dường như tự nó dắt dẫn lấy nó. Vậy bàn tay là công cụ của ý nghĩa, cũng như toàn bộ ý nghĩa: đó là sự tiếp xúc của cây bút và trang giấy trắng, hay của ngôn ngữ với sự im lặng. Bàn tay cung cấp cho sự đọc, sự xem. Bằng bàn tay vẽ nên những hàng chữ, nếu không phải là những hàng viết về cuộc đời, về tâm hồn, cơ may rủi.. Nhà thơ viết cái gì, nếu không đặt để trên sự trinh bạch của giấy trắng, dấu vết của những hàng chữ ở đó, đến khi ký trên văn bản tên tuổi của mình. Đó là dấu vết của số phận, của định mệnh ( tiếng nói của tâm hồn trao về một tha nhân).

 

Paul Celan đã viết :” Tôi không làm gì khác hơn giữa một nắm tay và một bài thơ” (Je ne fais pas de différence entre un pòeme et une poignée de main). Đọc một bài thơ như thế nào, nếu không thấy lung linh dưới mắt ta hòa lẫn vào đó ( như cử chỉ của hai lòng bàn tay kết dính, truyền đi trao đổi giây lát sự ấm áp) những giòng đời, tâm hồn và trí tuệ của một số phận, cũng là số phận của chúng ta.

 

Con người của nhà thơ đi trên mặt đất, đi trong đầu, đi bằng đôi tay, tất cả cử chỉ của một kẻ nhào lộn. Nó đi bằng chân, bằng tay để cố gắng  theo đúng  một con đường. Liều lĩnh giữa khoảng cách biệt to lớn là Trời và Đất. Nó đi với đôi chân khập khểnh đúng như làm các câu thơ. 

 

Chân lý của bài thơ là duy trì ba điệu bộ : đi trên đất, đi trong đầu, và đi bằng tay. Đó là đi, suy tư, và quyết định.

 

Xiếc trên dây, nhà thơ tiến trên dây bằng sự tính toán  bước đi của nó. Cuộc đời nó đứng vững  trên dây, đó là những hàng chữ mà tay nó phác họa và tuôn ra trang này qua trang khác, gở rối cho chính đời nó. Nó múa nhảy ngay trên những tràng hoa hay trên những chuổi vàng bạc căng giữa những  cửa sổ hay trên những hành tinh. Điêu luyện trên một độ cao giây lát và tương đối, nó phải vượt sức nặng của cơ thể. Kẻ nhảy múa không phải là chim chóc, nó không bay được trong bầu trời, nó phải bước đi từ trời cao đến đất thấp. Gả lữ hành nầy nối những thế giới lại với nhau, bằng cách dùng những ẩn dụ và những thông tin.

 

Bài thơ là gì nếu  không phải là việc dệt nên tấm lưới, với những từ rút ra  từ ruột tằm. Đường ngang của câu thơ chồng chéo với đường dọc của nhịp điệu, câu thơ là lối đi đơn độc của câu, nhịp điệu là sự trở về, cử động của con thoi, gút mắt của sự đồng nhất. Bài thơ được liệt nhập vào trong hình thức của cơn sốt khởi hành sự khát khao bay bổng, và nguyên tắc của thực tại với những khát vọng  mà nó phải bày ra, cho đến lúc sanh ra một đối tượng  nhảy múa và suy tư, nó vẽ ra, kết nối, cho dính lại và xử sự đúng với ước vọng  và sự sai lạc của nó.

 

Nếu số phận là một giòng sông  mà mỗi người bắt buộc phải nương theo, thì bài thơ là nương theo giòng nước và là cái “cúp” quí giá của phần thưởng rơi xuống cầu. Cúi mình trên cầu Mirabeau, gần như muốn rơi xuống (ám chỉ nhà thơ Apollinaire)người múa may trên dây nhìn thấy trời phản chiếu trên sông như mở ra một hố thẳm dưới chân nó. Nó nhìn vào hiện tượng như không sao với được mà chỉ ngắm nghía, và có ý định gieo mình xuống sông.

 

Không thể nào vẽ chân dung nhà thơ, vì nhà thơ vốn không hiện hữu. Chúng ta không biết gì nhiều về nhà thơ, như hàm râu tựa hoa của Hugo, mặt và trán của Beaudelaire, đầu hói của Verlaine, và cái đầu quấn băng của Apollinaire vì bị khoan xương sọ.

 

Nhà thơ là sự kiện tất yếu của nghệ thuật và là hoàn cảnh nó phải vượt qua. Với danh nghĩa đó, nó có thể đòi hỏi một hình thức vĩnh hằng. Tác phẩm của nó chuyển tải cuộc đời đến cõi hiện hữu mà nó từng quan niệm. Phi cá tính, là điều thi nhân trở thành, theo công thức mà Marina Tsvetaieva đưa ra là một “ hiện tượng của thiên nhiên” (un phénomène de la nature). Như bà từng chỉ định cho Rilke là “ hiện thân của bài thơ”, vì tên ông ta không ăn nhịp với thời đại, nhưng là thời đại, là vĩnh hằng.. Và còn nữa, nó là trắc lượng của tâm hồn mà Tsvetaieva định  nghĩa tác giả  của bài Elégie là ”nhà thơ vẽ địa hình thân phận con người”. Nó cảm nhận , nó đo đạc. Bài thơ là sơ đồ của một không gian, Mà cũng mang tính ngụ ngôn. Và theo Heidegger “ nhà thơ chính là đo đạc” (être poète, c’est là mesurer).

 

Trong bài viết về Sainte –Beuve, Proust  định nghĩa nghệ sĩ “ như là kẻ có cái nhìn nâng cao vì chúng ta, bức màn của xấu xí và vô nghĩa nó làm cho chúng ta chểnh mảng trước vũ trụ. Nên nó nhắc chúng ta “ hảy nhìn , hảy chú ý “. Với Hugo Von Hofmannsthal, thì nhà thơ là sinh vật “nợ với tất cả và muốn tập hợp lại” (tout doit et veut se réunir) về một điểm chính, phải quan tâm và xúc động  trước mọi vật, người ta nói rằng “con mắt của nó không có mí mắt”( ses yeux  n’ont pas de paupìères).

 

Khi Mallarmé làm bài Toast funèbre (tiệc đám tang) dâng cho Théophile Gautier, cũng là cơ hội để ông định nghĩa chung về nhà thơ, đó là tất cả ý nghĩa, cái nhìn mà ông lựa chọn:

 

“ Bậc thầy có cái nhìn sâu xa trên mỗi bước đi

Hạ thấp chốn địa đàng  niềm ưu tư kỳ vĩ

Là ngọn gió hiu hiu trong âm thanh của nó, đánh thức

Danh xưng kỳ dịu của hoa hồng và hoa bách hợp.

 

Nhiệm vụ của thi nhân là phản ứng trước sự đui mù đối với sức mạnh của cuộc đời đầy đặc tính hùng vĩ, nó phải có cái nhìn  đầy thần bí. Vì thế nó phải cạnh kề bên tử thần, không còn bị giam cầm nữa mà có nhiệm vụ quan sát thấu triệt. Ngoại trừ trường hợp bên ngoài thế giới, nó không có thể tồn tại trong đó so với cái phi thực tại, sự duy trì cái hiện hữu lẫn lộn với hư vô. Flaubert cũng cùng một thái độ tương tợ, cắt đứt ngoại tại, vứt bỏ thánh giá, đồng hóa với cuộc đời nhà văn, với sự hiện hữu của di cảo.

 

Đối với vấn đề đó Rilke viết: “Tất cả những gì người khác quên đi, để có thể trả lại cho cuộc đời, chúng ta luôn luôn khám phá và khuếch  trương nó.” Quan sát và nhậu nhẹt chỉ là một, với kẻ có tuệ giác như Rimbaud không thể nào không nhậu. Si mê hình ảnh, thi nhân uống hình ảnh bằng thị giác.Và nhậu với tất cả thị giác không phải là người không có khả năng giải khát. Tự điên lên vì khao khát và ước ao vì thị giác.

 

Nhà thơ là kẻ luôn luôn  có nhu cầu mở cửa sổ như Valéry Larbaud viết ;

 

Xuyên qua cửa sổ, tròn và sáng

Nổi  bật trong đêm tối, tôi dò xét khu phố

Đúng là thế! Đúng là thế!

 

Thi ca mở toang cửa sổ, những hành lang hay những kẻ si tình lãng tử, có đủ tư cách để  ngắm nhìn: ý định cũng hiệu quả như sự chú ý. Bài thơ là  hình thái của sự chú ý. Nó phân biệt và lựa chọn, nó xáp lại gần hay tách ra. Nó xúc cảm với mối liên hệ cũng như với cái gì đặc biệt. Như thế phải chăng nó nối lại sự lạnh nhạt. Nó bới ra sự hiển nhiên, Cũng như nó thấy được cái gì, dù ở đó chẳng có gì, hay là không thể  thấy được.

 

Nhiệm vụ đầu tiên của anh là đánh thức cái tâm hồn ngủ mê trong tuổi thơ.Trước tiên là đến với tình cảm kỳ lạ của cái đẹp, lãnh hội điều không giải thích được, rồi giống như những trang sách mới, mở ra lý lẻ của sự sống với những ý nghĩa bất ngờ.

 

Nàng thơ, đúng là tôi còn đang giữ kín chưa nói với anh, vì nó cũng chưa bao giờ cho tôi kết giao với anh. Anh phải tham dự thường, từ xa, và luôn luôn ngắn gọn, ngỏ hầu dìu dắt hay di chuyển tôi. Thời gian mà chúng ta sống chung chỉ có thể  kéo dài trên trang giấy, ở đó nàng thơ có sứ mệnh ghi chép.

 

 

Tôi không thể cung cấp cho anh hình ảnh chi tiết. Tôi không sao nâng bức màn che đậy cơ thể trần truồng của nàng . Nó rất lạ lùng với anh. Và anh còn phải lẩn trốn đi, những tình nhân là những người được viết ra. Nó thuộc về anh mỗi sáng tinh sương, khi thức giấc, cũng như trong ký ức, bởi vì với anh kẻ đã đánh mất cái gì khởi thủy.

Tính vĩnh cửu của nàng thơ là ý tưởng sáng tạo …

 

Người mẹ thứ hai này (nàng thơ) cưu mang thi nhân cho thế giới. Bà hoàn thành cái hình ảnh mà người mẹ chính thức chỉ mới phác họa. Bà không chỉ là cái hình ảnh gây cảm hứng, mà cũng chính là người cho phép đến với thế gian và gắn liền vào đó. Trong bài “ căn nhà của gả chăn cừu” S. De Vigny đã mô tả nàng thơ như là “căn nhà tự động”, tượng trưng cho bài thơ :

 

Mái nhà không cao hơn vầng trán,và tầm mắt

Môi đỏ và má hồng của nàng

Nhuộm cái xe đêm và trục xe êm ru.

 

Nàng thơ không cần đến hiện hữu thực tại. Một cánh hoa hồng trước gió, cũng là cơ hội để định vị thành thơ. Hóa thành khách lữ hành của bốn phương như Beaudelaire, hiện ra nơi Valéry Larbaud thành người phụ nữ kinh đô, phụ nữ của thế giới và phụ nữ của thành phố theo nghĩa chặt chẽ trong tập Europe III ;

 

Nàng thơ của ta, thiếu nử của kinh thành

Vĩ đại! Em nhuyễn nhầu nhịp điệu;

Trong những tiếng gầm liên tục của đường phố dài dằng dặc.

Đến ngay, rời khỏi bộ y phục dạ hội của chúng ta

 

Đó là nàng thơ của nhịp điệu mới. Đó là những cuộc hành trình bằng xe lửa hay tàu điện ngầm lạ lùng. Nó mở ra lối vào mới của thế giới, đem lại những cảm xúc với tri giác tươi mát, cả đến một thứ ký ức hoang dã mới, tương quan đến sự đổ dồn về những tri giác mới lạ làm lạc hướng ý nghĩa.

 

Nàng thơ gây cảm hứng cho ta là một phụ nữ xa xứ,

Hay là một tù binh nóng rực mà gả kỵ sĩ mang về

Gắn liền trên yên ngựa, bị quăng ra phía sau

Lẫn lộn với y phục quí giá, những vại vàng ròng

Và những tấm thảm….

 

Tính trử tình đặt nàng thơ vào trung tâm vũ trụ, đó là hình ảnh được tạo hóa phú cho tất cả phẩm hạnh, không bao giờ có thể đến gần hay lãnh hội  được thực tại như một sinh vật. Bài thơ là gương phản xạ những tính chất toàn thể thiên nhiên, và xây dựng một vũ trụ gắn bó mà nàng thơ vẫn là tâm điểm của vòng tròn xung quanh.

 

Con người sửa soạn ra đi. Nó không ngừng bỏ đầy va-li rồi mở ra. Tâm hồn con người là tháo ra, tư tưởng bị lạc hướng, sung sướng nổi gì khi cuộc đời trật khớp? Phải chăng đó là dấu hiệu của sự vĩ đại, sự thất bại trên trần thế, sự thiếu khả năng nhận thức, sự nghỉ ngơi, sự chiến thắng.  Việc kỳ lạ là kẻ nghèo khó lại hay ban thưởng  cho đồng loại; còn người giàu có, có thể thấy nhiều, là quăng ra đồng cỏ khi xong việc.Sung sướng thay kẻ nào tự dồn vào mình sự chiến thắng tự ngã. Ông hoàng của đêm tối, quen thân với ngôn ngữ và âm nhạc, như Hamlet sau khi giảng hòa, một mình ngự trị dưới bóng cây thuần hóa từ từ… hay đúng hơn tiếp nhận nơi cái bàn giữa con ruồi và cộng cỏ. Sung sướng thay cho ai ngồi trên chiếc ghế, mà tư tưởng chìm ngập trong giếng thời gian. Sung sướng thay cho ai đau khổ vì kẻ khác hơn là mình. Ai mà ánh sáng làm xấu đi, thương tổn đến vẻ êm dịu. Ai mà mặt đất như còn thiếu thốn. Một nanh vuốt sâu xa thể hiện đó là tư tưởng  của thi ca….Khốn thay, ai đã vì hạnh phúc của nó mà gây ra tai họa cho giấc mơ chết non. Sung sướng thay ai đó vẫn giữ trong tim con dao mà vẫn còn nở nụ cười. Sung sướng thay, ai mà tâm hồn rung chuyển như giây đàn. Nó có một âm thanh, một con mắt, một dòng điện lực và ánh sáng vì đồng loại.

 

Trách nhiệm của thi nhân: ngắm nhìn  nhiều  xung quanh mình, cung cấp từ cho sự vật, kết hợp sự mù lòa và câm điếc; dám có những tư tưởng  táo bạo hay gần chính xác, truy tầm, tìm thấy được những câu cú.

 

René Char nói:” Đi với tôi là đủ.” Không. Phải “ Đi và đến”. Như thế với nàng rất dịu dàng, chỉ tia sáng trắng, tôi tin ở đó có nàng, tuyệt đối, dù vắng bóng nàng, và cả với chính tôi. Như vậy nàng ở nơi tôi, hay tự từ tôi đến tôi, bên cạnh cuộc đời người khác, từ thành phố đến căn phòng. Từ đám đông đến trang giấy, không bao giờ đạt đến cả trời lẫn đất, múa may làm xiếc trên  dây âm thanh ( không chắc chắn)  lung linh….

 

Nhà văn làm mới lại hơi thở, nhà thơ lại hấp thu lấy hay là rời bỏ, như con chim – dù không lông lá – hay phấn hoa, hay bụi bặm.. Ở đó , ở đó, nó ngao du, sáng chế và đánh mất hình thể, giống như đám mây mỹ lệ kết hợp rồi xé ra, Và như đầy nước mắt, bảo tố vô hình mà ngòi bút vẫn phun  ra  tia sáng.

 

Bao nhiêu nước mắt tuôn ra,

Bảo dông vô dạng câu ca xé lòng.

 

Nó bảo vệ và chịu đựng cơn khủng hoảng, nhưng không chế ngự nó. Bằng ngôn ngữ  dù có phê phán, nó vẫn bị lừa.

           

Chân dung của nhà thơ ở Pénélope, chữ viết của nó là bài hát trên tranh, một công trình dệt dặm, luôn luôn sổ ra, luôn luôn bắt đầu lại. Trong chờ đợi bao giờ trở lại? Trong vuốt ve bao ước mong?

Bức tranh trên  thảm – ai muốn xem nó phải dệt lấy.

 

Mallarmé làm thơ như dệt mạng nhện và tổ mối. Khlebnikov thì như  làm ổ chuột. Nhà thơ dệt dặm và đào hang. Do đó mà Paul Celan viết: họ có đất cát để mà đào xới.

Đào xới :  động từ ám ảnh tôi, ý nghĩa nó là gì, hay là nấm mồ.

Tả tác: đảo ngược sự đào xới, động tác đầu tiên là  bay lên.

Những ngôn từ anh tạo ra quý hơn  bản thân anh. Dường như họ biết điều đó, nhất là tình yêu, luôn luôn nó thiên về sự kết nối, gởi đi và thuyết phục, ước ao nói ra cái điều có thể làm biến mất khoảng cách xa và kéo  dây dòng. Bằng mỗi góc chết cuộc đời dệt thành bức tranh.

 

“ Bên mỗi góc chết tranh dành

Dệt nên thân thế bức tranh một đời.

 

Ở đó lắm thời gian phong phú làm chậm lại và làm u ám.

 

Có thể bài thơ tồn tại. dù tuổi tác nó sinh muộn hơn, rắc rối hơn, dù mẫu mực nó quá cũ kỉ (tâm hồn, bức vẽ, nàng thơ) bảo trì một thứ thích hợp xa xưa, nó được gọi là xét lại. Dĩ nhiên phần nào nó đã trở thành lỗi thời, không còn viện dẫn lại cái gì như cũ, không thiết lập đối tượng đáng tin, nhưng luôn luôn hiểu được chu vi tối tăm mà ngôn ngữ vay mượn  để thành thơ.

 

Vấn đề là  hiện nay  nó phải thực hiện cái  chương trình mà Beckett qui định cho  nghệ sĩ hiện đại : “ Tìm lấy một hình thức diễn tả tình trạng  rối rắm? Đúng hơn là tìm lại, chống lại cái thời kỳ lộn xộn không để lại cho nó một vị trí nào, “ một hình thức diễn tả cái đẹp”.

 

Quan niệm bài thơ như là một không gian ngôn ngữ  đối kháng không hề có  nghĩa là thiết lập nơi ẩn náu ( chống lại “ cái hầm  của thời đại”). Mà đúng hơn là cái dây tình cảm, cây kim của địa chấn ký, trong căn phòng âm  vang và trong địa điểm quan sát. Một nhà thơ hiện đại, trước tiên là người làm thơ hiện đại. Công việc mà anh ta thực hiện nằm trong ngôn ngữ của trung tâm thời đại, nó chuyển hướng về sự cùng cực, nó tước bỏ, phá vở truyền thống.

 

Chỉ lo về âm điệu của bài thơ, nó hoạt động như việc khép bản lề, rót đổ nhiều hay ít dầu, nhiếu hay ít rít rớm, tai họa của khớp nối hay là hoàn mỹ, cái điều nó phải khoét trống hay khép kín, hơi thở như buồng phổi, đập như con tim, tức là tình cảm, cảm giác và tư tưởng, bởi vì có nhiều cơ quan tạo thành cơ thể của bài thơ trong ngôn ngữ.

Nhà thơ chỉ có tình cảm, khao khát ý tưởng và cuối cùng  chỉ biểu hiện những tình cảm.

 

Hiểu bài thơ không phải như sự biểu hiện, mà là tìm về từ nguyên  của tình cảm. Xin mạnh bạo nhắc lại: bài thơ còn lại  là việc của tình cảm! Nó có lắm thứ khác nhau, tình cảm ngôn ngữ, tình cảm của nó và kẻ khác, tình cảm thế giới, ở đó người ta sống  cái điều người ta có thể sống. Tình cảm dính liền với cơ thể và nét mặt gặp nhau…Tất cả những điều đó, những từ đẩy tới nhào trộn và đặt vào đúng vị trí. Nó chạy nơi đó và nó tạo ra sự tẩu tán ở đó, Nó không ở yên, nó không để lại trạng thái nào, nó kêu gọi, nó ước ao. Sự phá phách đó là trử tình.

 

(11-1-2010)   
Khổng Ðức
Số lần đọc: 2425
Ngày đăng: 10.02.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ám Ảnh Mai Trong Thơ Tứ Tuyệt của Yến Lan - Trần Hoài Anh
Thơ Hoa Kỳ và Tân Hình Thức - Chân Phương
Chủnghĩahiệnđại–sốhóa: Các công nghệ mới đã giải thể chủ nghĩa hậu hiện đại và định hình lại nền văn hóa của chúng ta như thế nào? - Hiếu Tân
Vẫn còn tình yêu … - Khổng Ðức
Thể loại văn tế - Trần Minh Thương
Thập kỷ mất mát, Bài 7 : Lịch sử trở lại - Hiếu Tân
Trường ca Việt , một cách nhìn... - Yến Nhi
Thập kỷ mất mát, Bài 6 : Niềm lạc quan Internet - Hiếu Tân
Thập kỷ mất mát, Bài 5 : Cuộc khủng hoảng dân chủ - Hiếu Tân
Thập kỷ mất mát, Bài 4 : Cuộc khủng hoảng khí hậu - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)