Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
756
116.498.501
 
Kiến trúc Việt cổ được UNESCO ghi công trạng
Khuyết danh

Đầu tháng 10 vừa qua, Việt Nam đã được trao tặng giải thưởng Công trạng (Award of Merit) cho dự án "Bảo tồn các kiến trúc nhà cổ truyền thống của Việt Nam".


Sáu ngôi nhà được dự án trùng tu là: Nhà thờ dòng họ Nguyễn Thạc tại Đình Bảng, Bắc Ninh, nhà thờ họ Trương ở Hội An (Quảng Nam), nhà thờ họ Đặng Xuân (Nam Định), nhà ông Trần Ngọc Du ở Biên Hòa (Đồng Nai), nhà ông Phạm Ngọc Tùng ở Vĩnh Tiến (Thanh Hóa) và nhà ông Trần Văn Bình ở Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang) đã đại diện cho gần 4.000 ngôi nhà cổ ở Việt Nam vinh dự đón nhận giải thưởng này.

 

Trong lời giới thiệu các công trình kiến trúc của Việt Nam mà UNESCO viết: "Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của Việt Nam đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam".

 

Trong năm 2004 này, UNESCO trao 17 giải được chia theo các cấp độ (ưu tú, công vinh, công trạng và danh dự) cho các dự án bảo tồn của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cùng nhận giải thưởng Công trạng với Việt Nam còn có Ấn Độ và Thái-lan. Trước đây, vào năm 2000, dự án "Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống của Việt Nam" đã từng giành một giải thưởng công trạng của UNESCO dành cho kiến trúc cổ của nhà và khu phố cổ Hội An.

 

Dự án "Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam" được thành lập năm 1997, do Cục Di sản văn hóa-Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam và Trường Đại học nữ Chiêu Hòa (Showa Women's University) của Nhật Bản làm chủ đề tài. Dự án đã khảo sát 3.890 ngôi nhà cổ có độ tuổi từ 50 đến hơn 100 năm, qua đó đã trùng tu, khôi phục lại kiến trúc cổ. Ông Nguyễn Quốc Hùng-phó cục trưởng Cục di sản văn hóa, và là thành viên của dự án cho biết: "Dự án "Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống của Việt Nam" đến nay đã hoạt động được bảy năm. Đã có hàng nghìn ngôi nhà cổ được chúng tôi khảo sát. Sau khi đối chiếu với những tiêu chí của hội đồng giải thưởng UNESCO chúng tôi mới tập trung vào tu bổ một số ngôi nhà (như đợt vừa rồi là 6), trong thời gian từ năm tháng đến một năm với số kinh phí khoảng từ 400 đến 800 triệu đồng. Số tiền này được Đại học nữ Chiêu Hòa của Nhật Bản tài trợ phần lớn. Điểm hạn chế của dự án là từ xưa đến nay hầu hết các công trình kiến trúc được tu bổ đều là của dân tộc Kinh. Tham vọng của chúng tôi là sẽ đưa được dự án này đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tại nhiều vùng sâu, vùng xa của đất nước...".

 

Hy vọng trong tương lai, dự án "Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống của Việt Nam" sẽ đến được với nhiều cộng đồng cư dân người Việt hơn nữa.

Khuyết danh
Số lần đọc: 2903
Ngày đăng: 19.10.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Taj Mahal, 350 năm vẫn lóng lánh một tình yêu bất diệt - M.Cường
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)