Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
880
116.624.014
 
Nhà văn Nguyễn Thụy Long không còn nữa
Nam

Nhà văn Nguyễn Thụy Long (sinh 1938), tác giả những Loan mắt nhung, Kinh nước đen lừng danh trước năm 1975 và vài chục bộ tiểu thuyết từ năm 1975 tới nay vừa trút hơi thở lúc 14 giờ ngày 3 tháng 9 năm 2009 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

 

Khóc Nguyễn Thụy Long

 

Chia tay nhau lũ người lận đận

Nhìn nhau buồn chẳng nói năng chi

Cùng một kiếp thương vay khóc mướn

Được thua gì rồi cũng phải đi

Cuộc thế trăm năm là vậy đó

Khóc cười ư cũng chuyện thương tình

Ta đã sống bằng trăm thế kỷ

Bao chuyện động trời tặc lưỡi là xong

Mày viết ngày đêm Vùng mả động

Sống cùng ma quỷ rỡn chơi hoài

Nay mày ra đi về cõi khác

Tao ngồi buồn thắp một nén nhang

Cầu cho mày kiếp sau lại viết

Chép cho đời những chuyện trái ngang

Và uống rượu say rồi cười ngật

Về nhà chắc lại bị vợ nhằn

Cứ ngủ cứ mơ và cứ viết

Trăm năm còn sống còn đi hoang

Khóc cười ta cứ khóc cười mãi

Mặc thây thiên hạ nói năng chi

Mày về bên ấy bao nhiêu mộng

Ta ở bên này ngất ngưởng ngông.

 

Theo bà Nguyễn Thụy Long, thì ông ăn nhiều nhưng cứ xuống cân là vì bao nhiêu năng lượng nạp vô đều bị cái khối u “quái quỷ’’ xuất hiện hai năm nay nơi má phải, ngang lỗ tai, lúc đầu nó chỉ bằng hạt đậu phụng, sau bằng cái trứng cút.

- Sao chị không đưa anh Long đi xét nghiệm xem khối u nơi má anh ấy thuộc “dạng’’ gì, lành hay dữ?

- Tôi mấy lần năn nỉ ông ấy chịu khó đi xét nghiệm xem cái khối u này nó thuộc loại gì nhưng ông không chịu. Vì theo ông thì đến bệnh viện ung bướu chỉ cực cái thân, chẳng giải quyết được gì cả mà còn thêm phiền não.

- Sao kỳ vậy?

- Nam còn nhớ nhà thơ Phan Nhự Thức không?

- Sao lại không!

- Phan Nhự Thức nổi khối u nơi cổ, nếu không tới bệnh viện ung bướu chắc còn sống tới hôm nay. Chỉ vì tới bệnh viện ung bướu nên giải phẫu cắt đi, rồi “hóa trị’’, “xạ trị’’ và chỉ mấy tháng là giã từ chúng ta luôn. Mình dứt khoát “sống chung” với khối u, không xét nghiệm, không giải phẫu, không “hóa trị”, “xạ trị”… gì cả. Sống đươc bao lâu thì còn viết, trời không cho sống nữa thì ra đi. Hai đứa con gái dòng thứ nhì của mình ở Mỹ, nó nghe tin minh có khối “u”, nó về thăm mình đấy – Nguyễn Thụy Long nói nhỏ nhẹ.

- Mấy đứa nhỏ lúc này khá không?

- Chúng nó mới ra trường nên cũng tàm tạm.

- Thế còn đứa con gái lớn của anh ở đường Trường Sơn thì sao?

- Năm nay con Bi về Mỹ ăn Tết, tranh thủ đưa con về bên ấy chữa bệnh “tự kỷ”.

 

Cuối năm, con cái Nguyễn Thụy Long tranh thủ rửa nhà ăn Tết. Cái nhà ở đường Nhiêu Tứ (số 25/12, F.7, Phú Nhuận) của Nguyễn Thụy Long tuy chỉ là căn nhà cấp bốn nhưng nhờ rộng gần hai trăm mét vuông nên lúc này trị giá nhiều tỷ đồng. Mặc dầu bệnh tật rề rề nhưng Nguyễn Thụy Long vẫn luôn ngồi bên cái máy tính làm việc. Theo anh, sáng tác cũng là một cách “chiến đấu” chống lại thần chết. Càng viết Nguyễn Thụy Long càng thấy yêu đời, ham sống hơn.

 

Nguyễn Thụy Long có ba dòng con, hai dòng ở Mỹ, dòng thứ ba ở Việt Nam. Cô gái lớn dòng thứ ba đang học năm thứ hai đại học ngành quan hệ quốc tế. Nguyễn Thụy Long tuổi con cọp (1938), năm nay 72 tuổi.

 

Nguyễn Thụy Long ra đi khi đang viết cuốn tiểu thuyết Vùng mả động, cái vùng mà xưa kia là trường bắn của bót Hàng Keo, nay là nơi mà Nguyễn Thụy Long đang ở, ngày đêm cứ chợp mắt là gặp các hồn ma. Ngay nơi sân nhà Nguyễn Thụy Long từng có một xác chết bị chặt đầu chôn đứng mới được cải táng. Theo tiết lộ của Nguyễn Thụy Long, chỉ viết về chuyện những người sống người chết quanh nhà, cuốn tiểu thuyết đã lên cả mấy ngàn trang.

- Vùng mả động đã viết được bao nhiêu trang rồi?

- Mới viết chừng nửa truyện đã hơn ngàn trang.

- Bao giờ thì hoàn tất?

- Chắc cuối năm thôi.

- Viết có đắc ý không?

- Rất đắc ý vì các nhân vật, vừa người cõi âm, vừa người cõi dương. Nhân vật nào cũng có nét riêng, không lẫn vào đâu được. “Đểu” có, tử tế có, lưu manh có, đàng hoàng có, vô học có, trí thức có… Các nhân vật cứ quyện vào nhau sống, “chửi bố’’ nhau, yêu thương nhau…

 

Câu chuyện cuối năm lan man trở lại với cái khối u nơi má phải, cái khối u làm cho Nguyễn Thụy Long gầy sọp hẳn đi.

- Sao ông “ngoan cố” thế, đi xét nghiệm một lần thử xem!

- Xét nghiệm rồi động dao động kéo, lôi thôi lắm, tôi tin ở ông trời, sống chết có số cả. Cứ chung sống với khối u được ngày nào hay ngày ấy, còn sống thì còn viết, chết về với Chúa, có gì mà phải bận tâm đâu nhỉ!

 

Nguyễn Thụy Long nói thế nhưng từ đầu năm tới giờ đã ba lần phải cấp cứu và lần cuối cùng vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định nằm khu chăm sóc đặc biệt, phải cách ly với thiên hạ và được hơn môt tuần thì ra đi, lúc ấy thân thể chỉ còn có 37 kí lô.

 

Nguyễn Thụy Long là một con người khá đặc biêt. Cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học, người nổi tiếng với câu văn: “Đường đi khó, không phải vì ngăn sông cách núi mà lòng người ngại núi e sông”. Ông cùng cựu học sinh Hồ Ngọc Cẩn đi lính không quân, là hạ sĩ quan tiếp vận. Vì tiếp xăng cho cái tàu bay C47 do Phan Phụng Tiên lái chở đám sĩ quan nổi loạn ngày 11 tháng 11 năm 1960, do Vương Văn Đông, Nguyễn Chánh Thi cầm đầu chạy sang Nam Vang, nên đã bị ra tòa án quân sự xử mấy năm tù, phải vào Chí Hòa. Ra tù, Nguyễn Thụy Long làm báo Ngàn khơi của Nhã Ca, viết phóng sư. Rồi làm báo Sống của Chu Tử, viết các tiểu thuyêt Loan mắt nhung, Kinh nước đen nổi tiếng như cồn. Loan mắt nhung được đạo diễn Lê Dân quay thành phim, rất đông ngươi xem.

 

Trước 1975, Nguyễn Thụy Long là tiểu thuyết gia viết về xã hội đen nổi đình đám nhất. Sau 1975, Nguyễn Thụy Long viết về thời đại cũng khá tầm cỡ.

 

Những năm cuối đời, Nguyễn Thụy Long luôn ngôi cạnh cái máy tính, hết lên mạng lại viết, ngày nào ít thì hai ba trang, nhiều thì năm mười trang.

 

Nguyễn Thụy Long chết còn tập bản thảo Vùng mả động và cả trăm truyện ngắn chưa in thành sách./.

Nam
Số lần đọc: 2705
Ngày đăng: 04.09.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Chính, viết để dưỡng tâm, để được chia sẻ … - Giang Nam
Một đại thụ Hán Nôm đã vĩnh viễn giả từ chúng ta… - Khổng Ðức
Thánh kiếm Miyamoto Mushashi - Nguyễn Ước
Nhân ngày giỗ đầu nhà văn Sơn Nam (13/8/2008 -13/8/2009): Nhớ người mấy độ phong sương - Trần Trung Sáng
Lê Lựu như tôi biết - Phùng Văn Khai
Người hỏi đường cùng mây trắng - Trần Áng Sơn
Nhà giáo, nhà văn Mang Viên Long:Làm thầy trở thành làm thợ! - Nguyễn Tam Phù Sa
Đìu hiu… mưa rơi - Trần Áng Sơn
Hoàng Tố Nguyên , Nhà thơ lớn của đất nước - Hà văn Thùy
Nguyễn Tam Phù Sa : Sông niệm cõi hoài - Trần Áng Sơn
Cùng một tác giả