Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
854
116.514.600

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

phỏng vấn
26.03.2012
Nhà văn Murakami Haruki nói về tiểu thuyết “1Q84”. - Nguyễn Quốc Vương
Nguyễn Quốc Vương dịch từ báo Mainichi (Nhật Bản) Nhà văn Murakami Haruki, người vừa công bố tiểu thuyết “1Q84”, cuốn tiểu thuyết đang được bàn luận sôi nổi vào tháng 5/2009 (tập 1, 2 do nhà xuất bản Shincho ấn hành) đã đồng ý trả lời phỏng vấn báo Mainichi. Cuốn tiểu thuyết là câu chuyện đa tầng khắc họa “sự đối lập giữa cá nhân và hệ thống” trên vũ đài Nhật Bản thập kỉ 80 của thế kỉ XX . ... <chi tiết>
18.03.2012
Tinh Thần Nguyễn Trường Tộ - Lê Trân
Tập San Ngày Mới, phọng vấn Gs Nguyễn Đăng Trúc Năm 2001, Paris, Pháp Thế kỷ XIX dân tộc Việt Nam bị mất nước không phải tại ngành quân sự của ta yếu kém, cũng không phải tại nền khoa học kỹ thuật của ta thiếu mở mang hay dân ta thiếu nhân tài. Chúng ta bị mất nước vì đại đa số dân ta đã thờ ơ trước thời cuộc, lại bảo thủ, không biết mở tầm nhìn đến những tiến triển của thế giới qua những diễn biến về tư tưởng, quan niệm về chính trị xã hội, ... ... <chi tiết>
03.03.2012
“…trong môi trường không được thông thoáng, cơ thể văn học thiếu máu thiếu oxy…” - Vũ Trọng Quang
những vị chủ trương liên kết với các nhà xuất bản làm báo hoa niên sống khỏe, các cây bút trẻ có đất múa bút, đề tài thường là nhớ nhung hoài niệm hối tiếc tình yêu đầu đời tình yêu đôi lứa, dầu trên diện tích chỉ định chật hẹp; lớp trẻ ngày ấy từ từ rơi rụng và giảm đi, số trụ lại không nhiều; bây giờ internet phát triển rộng trong mọi lãnh vực, kéo theo sự lớn mạnh của văn học mạng, cuộc cách mạng viễn thông tạo độ ngấm sâu cho những ngón tay gõ ở lớp tuổi 8x,9x, tha hồ bùng vỡ, ... <chi tiết>
08.09.2011
Nhà văn Nguyễn Đức Linh : Với tôi, viết cho thiếu nhi mãi là niềm đam mê ! - Thế Dũng
Từ tập truyện dài “Cún con đã lớn” do Nhà Xuất bản Tổng hợp Phú Khánh xuất bản năm 1986 và Nhà Xuất bản Kim Đồng tái bản lần 1 năm 1997, tái bản lần 2 năm 1998 với lượng phát hành hàng chục ngàn cuốn, đến nay Nhà văn Nguyễn Đức Linh đã có khoảng 10 đầu sách viết cho thiếu nhi. Trò chuyện với phóng viên Văn nghệ Trẻ, Nhà văn Nguyễn Đức Linh tâm sự “ Với tôi, viết cho các em thiếu nhi vẫn mãi là niềm đam mê…”. ... <chi tiết>
15.07.2011
Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông... - Nguyễn Hữu Hồng Minh
Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh - dù được cho là một nhà thơ khát khao và rất chịu kiếm tìm một hình thức mới cho thi ca lại phải trải qua những tháng ngày nghiệt ngã. Mới đây nhất, anh vừa cho ra mắt cuốn Ổ thiên đường (NXB Văn học) mà theo anh đó là một lối thoát cho mình. Thể Thao TPHCM đã có cuộc trò chuyện với Nguyễn Hữu Hồng Minh về cuốn sách mới của anh, về thơ, văn xuôi Việt Nam hiện nay và cả về cuộc đời anh nữa. ... <chi tiết>
12.07.2011
Nhà thơ - nhà nghiên cứu Inrasara: Sự thật lịch sử là bất khả, nhưng vẫn được kể lại - Inrasara
Hàng mã kí ức, tôi cố gắng trung thành với “sự thật” mình từng trải nghiệm. Nếu với tiểu thuyết đầu tay Chân dung cát, tôi đi sâu vào chẩn bệnh những thói tật của Chăm, thì qua cuốn thứ hai này, chủ yếu tôi muốn làm bật lên tinh thần văn hóa Chăm, tâm hồn Chăm. Cho nên, không có chuyện tránh va chạm hay vấn đề nào khác ở đây cả. ... <chi tiết>
09.07.2011
Nhà thơ Phạm Tấn Dũng: Không muốn chấm, phẩy vào mạch thi ca... - Phạm Tấn Dũng
Thơ Quảng Nam bây giờ có quá ít “người trẻ viết” và “chông chênh”. Đã vậy, một số người chưa kịp định hình đã biến mất tiêu, có người trẻ nhưng lại viết già, viết bằng thi liệu và thi pháp cũ, có cảm giác như “Trên đôi cánh chuồn chuồn động bóng nước ươn” (thơ Đỗ Thượng Thế)... Tính ra, số người trẻ làm thơ chỉ còn lại vài người, trong đó có cái tên đáng nhớ là Ngô Thị Thục Trang. Số người “viết trẻ” thì có đông hơn, nhưng so với tương quan chung của cả “binh chủng thơ” thì vẫn ít. Trong đó, có thể kể tới những Phùng Tấn Đông, Nguyễn Chiến, Huỳnh Minh Tâm, Đỗ Thượng Thế, Trương Vũ Thiên An... Riêng tôi thì thuộc dạng nửa già nửa trẻ nhưng đang “viết trẻ”. ... <chi tiết>
08.06.2011
Về Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Sài Gòn - Nguyễn Thị Hậu
Thay đổi như thế nào? Nếu là sự hiện đại văn minh hơn thì mừng chứ: không còn những xóm nhà lá lụp xụp nhếch nhác trên kinh nước đen, xây dựng những khu đô thị mới như Phú Mỹ Hưng… Tuy nhiên nếu là sự thay đổi làm mất đi những dấu tích xưa cũ mang “hồn vía” của Sài Gòn thì thật đáng buồn, đáng lo ngại vì trong cơn lốc đô thị hóa tràn lan hiện nay, không khéo chúng ta sẽ xóa hết di tích lịch sử và văn hóa thể hiện bản sắc Sài Gòn. ... <chi tiết>
29.04.2011
NHÃ THUYÊN : Mỗi tác phẩm là một sự vong thân…? - Nhã Thuyên
Thực ra, tất cả tiểu sử của tôi thuộc trong sáng tác của tôi. Tôi cảm thấy những biến động xã hội không xâm hại tới tôi theo những cách phải nói to ra. Tôi quan sát, va động với đời sống… theo cách mà chỉ tôi mới cảm nhận được niềm hạnh phúc và khổ sở của nó. Tôi cũng mơ mộng những cuốn sách rộng lớn. Nhưng biết đâu nó sẽ không bao giờ đi ra ngoài đời sống của cá nhân tôi. Và biết đâu, cả cuộc đời, tôi chỉ viết về bản thân mình mà thôi. ... <chi tiết>
19.04.2011
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu: Đi tìm “Hoa mộc miên biên giới” - Nguyễn Linh Khiếu
Tôi sinh ra trên mảnh đất cửa sông Hồng. Đó là nơi gặp gỡ giữa đất liền và biển cả. Suốt tuổi thơ chúng tôi chơi đùa và kiếm sống trên bãi sa bồi sông Hồng. Mỗi mùa nước nổi, phù sa sông Hồng đỏ rực, lênh láng tràn ngập cánh đồng làng tôi, tràn ngập bờ tre, khóm chuối quanh nhà mình. Sự mỡ màu của đất, sự phì nhiêu của nước, sự tốt tươi của cây cỏ và sự sinh sôi nảy nở của muôn vật là những hình bóng luôn luôn sống động trong tâm trí tôi. ... <chi tiết>
18.02.2011
Bài phỏng vấn nhà thơ Ðặng Hiền - Đặng Hiền
Tôi sinh ở Hoà Vang, Quảng Nam, quận Hoà Vang sát bên thành phố Ðà Nẵng. Suốt tuổi thơ, tôi được ba má tôi gởi ở nhà bà ngoại nơi thành phố để đi học bởi làng tôi ở ven sông Hàn, giòng sông chảy ngang thành phố Ðà Nẵng. ... <chi tiết>
21.10.2010
Dịch giả Nguyễn Khánh Long: Linda Lê luôn ám ảnh bởi “viết” và “chết” - Nguyễn Khánh Long
Như các báo đã đưa tin, hiện nhà văn quan trọng Linda Lê đang ở Việt Nam để giao lưu với độc giả trong nước nhân hai tác phẩm Vu khống và Lại chơi với lửa được Nhã Nam cùng NXB Văn học ấn hành. Vào lúc 18h ngày 13/10 ở L’Espace (Hà Nội), buổi giao lưu đã diễn ra với chuyên môn cao; vào lúc 16h ngày 15/10 ở Trung tâm văn hóa Pháp tại Huế (1 Lê Hồng Phong) là buổi giao lưu thứ hai; vào lúc 18h ngày 19/10 ở IDECAF (31 Thái Văn Lung, TP.HCM) là buổi giao lưu thứ ba. ... <chi tiết>
08.10.2010
Richard Millet: Chúng ta đã giết chết Pháp văn - Trần Vũ
Vì nỗi tuyệt vọng của tôi gia tăng. Chúng ta đang sống thời hậu nhân bản posthumanisme, hậu văn chương postlittéraire: Không phải trong văn hóa, mà trong con người văn hóa. Giận dữ của tôi là một hình thức để tang. Tôi sửng sốt trước sự vô văn hóa của các nhà văn trẻ bây giờ. Họ không đọc sách và thiếu kiến thức ngôn ngữ. ... <chi tiết>
02.10.2010
người Hà Nội, người ở Hà Nội - Sương Nguyệt Minh
Lời tòa soạn: Thủ đô có bề dài lịch sử của bất kỳ quốc gia nào cũng không ra ngoài quy luật: Hội tụ, sàng lọc, đào thải, lắng đọng và kết tinh. ... <chi tiết>
21.09.2010
Biển và chiến lược biển Việt Nam - Sương Nguyệt Minh
Như là sự sắp đặt trước, không hẹn mà gặp, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Giáo sư – kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính và Nhà báo Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại đoàn kết đã có một chuyến đi làm việc và thăm quần đảo Trường Sa hồi đầu tháng 6 năm nay. Biển của người Việt Nam mênh mông, kì vĩ, “có ra Trường Sa thì mới thấy chí cả của cha ông ta từ nhiều thế kỷ trước đã vượt sóng dữ để vun vén cho giang sơn.” Nhưng, vì sao Việt Nam chưa bao giờ trở thành cường quốc biển? ... <chi tiết>
27.07.2010
TRAO ĐỔI VỚI NGUYỄN VIỆN VỀ TIỂU THUYẾT - Nguyễn Viện
Có thể có những ý kiến cho rằng đó chỉ là một tập hợp các truyện ngắn. Tuy nhiên, tôi muốn độc giả đọc nó như một tiểu thuyết gồm 26 chương khác biệt. Qua đó, tôi muốn đề xuất một khái niệm khác cho tiểu thuyết. ... <chi tiết>
18.07.2010
Carlos Fuentès, truyện kể ‘‘Nhiễm phúc gia đình’’ - Trần Vũ
Trong tác phẩm sau cùng, Carlos Fuentès truy giảo riềng mối bất an của xứ Mễ xuyên qua mười sáu câu chuyện gia đình sắp sữa tan vỡ. ... <chi tiết>
16.07.2010
Claire Simon phỏng vấn Trần Huy Minh - Trần Vũ
Chỉ vừa mới 27 tuổi, Trần Huy Minh giữ chức phó tổng biên tập nguyệt san Magazine Littéraire (Giai phẩm Văn). Sớm đắm say văn chương, cô viết những trang văn xuôi đầu tiên dưới mái trường trung học, trước khi lao vào nghiệp ký giả. ... <chi tiết>
02.07.2010
Tiểu thuyết, sức trẻ và sự từng trải - Nguyễn Khắc Phê
(Báo “Văn nghệ Trẻ” phỏng vấn nhà văn Nguyễn Khắc Phê) -Rất nhiều nhà văn trẻ hiện nay đang từ địa hạt truyện ngắn chuyển sang viết tiểu thuyết, điều đó đương nhiên là có những thuận lợi riêng. Còn ông, hình như sau tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh niên, 1968), ông bắt tay ngay vào tiểu thuyết? Vì sao vậy? ... <chi tiết>
24.05.2010
Nhà văn hải ngoại Lê Thị Diễm Thuý: “Tôi muốn hiểu hơn về đất nước nơi mình sinh ra...” - Lê Thị Diễm Thuý
Khán phòng Sàn Art (TPHCM) im lặng như tờ khi nhà văn, nghệ sĩ trình diễn Lê Thị Diễm Thuý cất lên điệu hát ru bằng tiếng Việt với nỗi thống khổ trong các âm điệu hỗn loạn của nhạc blues. Cả bài hát nghe như một chuỗi lắp bắp, khát khao, buồn bã, chân thật, nhưng hoàn toàn vô nghĩa. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 21 - 40 / 115 tác phẩm