Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
759
116.541.023

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

triết học
26.11.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 4 - Nguyễn Đăng Trúc
Vào cuối thế kỷ 18, Kant là người đầu tiên trong truyền thống triết học, giật mình đặt lại vấn đề tương quan giữa triết học và tư tưởng. Điều làm cho Kant đặt vấn đề là làm sao dung hợp được kiến thức triết học luận lý - siêu hình học truyền thống và kiến thức khoa học không những hiểu biết suông mà còn tác dụng trên các sự vật của thiên nhiên. Lối đặt vấn đề đó được ông gọi tên là một sự kiểm thảo lại lý tính, xét kỷ lại khả năng và qui luật của sự hiểu biết. Công trình kiểm thảo của Kant khám phá ra rằng hai tiền đề từng được xem như đã là đương nhiên (= tiên thiên) về triết học kỳ thực không dựa trên những nền tảng vững chắc; chúng chỉ là nhũng tiền kiến hồ đồ, một giấc ngủ võ đoán. Điều được gọi là tất yếu, Định mệnh, Cần thiết...trong bài ca của Parménide để làm bàn đạp chuyển thân phận con người lên địa vị của một kẻ hiểu biết bản chất của hữu thể, vượt qua những hạn định của không gian thời gian, chỉ là một ảo tưởng. Lấy nhân vật Platon như tiêu biểu cho truyền thống triết học cũ, Kant diễn tả sự thiếu nền tảng của bộ môn nầy qua bao thế kỷ ... <chi tiết>
24.11.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 3 - Nguyễn Đăng Trúc
Nhưng, mỗi lần đối đầu với những xã hội văn minh khác, những nếp suy tư khác mình, thì như để biện minh cho nền tảng suy tư triết học truyền thống Hy-lạp Tây phương, người ta vội đưa ra một đặc tính phổ quát như một đặc quyền đương nhiên của truyền thống ấy về sở đắc chân lý nhằm tuyển lựa, thanh lọc mọi yếu tố dị biệt. Nhưng liệu Tây phương hóa được đồng hóa với một tiến trình phổ biến chân lý cho mọi dân tộc theo một mẫu mực riêng của mình như thế, thực sự có một cơ sở nào vững chắc để xác minh không? Cho đến nay, người ta thường dựa vào thực tế lớn mạnh của Tây phương về đủ mọi mặt trên các phần đất của thế giới để mặc nhiên nhìn nhận tính phổ quát nầy, nhưng sự kiến hiệu của sức mạnh bên ngoài trong một giai đoạn của lịch sử nhân loại có phải là một tiêu chuẩn tất yếu để định giá tư tưởng và triết học không? ... <chi tiết>
23.11.2011
Suy-Tư Ba, Mấy Vấn-Đề Cơ-Bản. Chân-Lí Và Cái Có Thực - Nguyễn Quỳnh USA
Đến đây, nền-tảng của Hiện-tượng Luận chính là cơ-chế của bất kì zữ-kiện nào mà chúng ta muốn biết. Nền-tảng này bao gồm kiến-thức hai đề-tài: tư-zuy (cogito) và suy-tư ra kết-qủa (cogitatum). Bây jờ chúng ta cần fân-tích rõ cơ-cấu của khả-năng này để sửa sọan cho một í-niệm quan-trọng về vấn-đề cơ-bản. Vấn-đề đặt ra không fải là zữ-kiện mà chúng ta muốn biết có thực-sự hiện-hữu hay không, ... <chi tiết>
21.11.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 2 - Nguyễn Đăng Trúc
Việt Nam có triết học hay không? Câu hỏi nầy đặt ra cho chúng ta, tưởng chừng như triết học là một yếu tố quan trọng cho sinh mệnh của dân tộc. Nhưng lịch sử của nhân loại vào cuối thế kỷ 20 đồng thời cho chúng ta có cảm tưởng lối đặt vấn đề như thế xem ra phản động, lỗi thời. Và đó là một vấn đề cống hiến cho chúng ta suy tư. ... <chi tiết>
20.11.2011
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 1 - Nguyễn Đăng Trúc
Vào khoảng giữa tiền bán thế kỷ 20, trước cao trào Việt-hóa văn học với những lối định hướng khác nhau, hoặc bảo tồn nếp cũ của truyền thống Á Đông, hoặc đoạn tuyệt với nếp cũ để triệt để theo chân trời mới của Tây phương, kẻ sĩ Sào Nam Phan Bội Châu đã lên tiếng trong Phàm-Lệ của cuốn Khổng Học Đăng như sau: "Cái danh từ học cũ chẳng phải là cái đồ để đánh cắp áo mũ cân đai đâu? Cái danh từ học mới chẳng phải là cái mồi để hót gạt mề đay kim-khánh đâu...! Hễ ai đọc bản sách nầy, trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng: "Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Bá Lạp Đồ (Platon), ta là Khang Đức (Emmanuel Kant), chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có đông tây, mà tâm lý in như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền; ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân mà thôi. Có chí khí ấy thời đọc quyển sách nầy mới thích. ... <chi tiết>
16.11.2011
Ludwig Wittgenstein, Cương-Lĩnh Luận-Lí Và Fê-Bình Triết-Học - Nguyễn Quỳnh USA
Vì có những kí-hiệu nguyên-thủy (Urzeichen) về luận-lí, cho nên hệ-thống luận-lí sẽ sai nếu nó không trưng ra được một cách rõ ràng sự ràng-buộc của những kí-hiệu nguyên-thủy và cũng không chứng minh được sự-có-mặt-ngay-ở-đây (Dasein) của chúng. Cấu-trúc luận-lí (der Bau der Logik) dựa vào những kí-hiệu nguyên- thuỷ phải thật rõ ràng. ... <chi tiết>
14.11.2011
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit/ Nguồn-Sống Và Thời-Jan Của Heidegger 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Heidegger luôn luôn muốn làm sáng-tỏ tư-tưởng của mình bằng cách tạo ra những câu và từ-ngữ chuyên-chở í-niệm. Bởi vậy những í-niệm viết ra thành câu là một loại “zanh-từ kép” thường được viết ngiêng. Í-niệm ziễn-tả này có cỗi-nguồn từ Hegel. Trong khi ấy một số từ-ngữ được Heidegger fân-tích và jải-thích cho cách zùng của ông thì chính người Đức khi đọc Triết của ông cũng fải ngạc-nhiên vì í-ngĩa ấy không có trong từ-điển. Sở zĩ tôi viết mấy zòng này vì sự jải-thích của Heidegger trong fần này trở nên “lê-thê” khiến độc-jả fải cố gắng theo zõi, đọc đi đọc lại nhiều lần. ... <chi tiết>
11.11.2011
Mills và Tư duy xã hội học - Lê Hải*
Là một trong số những nhà xã hội học Hoa Kỳ đầu tiên công nhận những đóng góp của Các Mác cho ngành, Charles Wright Mills (1916-1962) còn là lý thuyết gia nhiều ảnh hưởng trên thế giới. Tư tưởng của ông tiếp tục được sử dụng làm kim chỉ nam cho nhiều bộ sách nhập môn hay đề cương cho ngành xã hội học , còn tác phẩm nổi tiếng phác thảo tư duy xã hội học được tái bản nhiều lần trong vòng 50 năm qua . ... <chi tiết>
05.11.2011
Friedrich Niezsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra - Nguyễn Quỳnh USA
Thế rồi có chuyện xảy ra làm mọi người trố mắt và iên-lặng. Số là trong khi người ngệ-sĩ đi trên jây biểu-ziễn: ông ta bước ra khỏi cái cửa nhỏ, rồi bước lên jây căng jữa hai ngọn-tháp. Jây treo cao jữa chợ trên đầu khán-jả. Khi ông ta đã ở khoảng jữa sợi jây thì cánh cửa nhỏ lại mở ra, và một người ăn-mặc loè-loẹt như tên hề fóng đi rất mau về fía ông. Tên hề hét lên những tiếng kinh-hoàng: “Bước đi nào, đồ cà-thọt, đồ nhát-gan! Bước đi nào, đồ lười, đồ sí-soạng, đồ mặt mẹt! Tao lấy gót chân cù mày bây jờ! Mày làm jì ở jữa hai cái tháp này? ... <chi tiết>
28.10.2011
Friedrich Nietzsche : Der Wille Zur Macht - Chí Hùng-Vĩ, (Í-Chí Vươn Tới Quyền-Lực) - Nguyễn Quỳnh USA
Chúng ta chớ lầm-lẫn Thiên-Chúa Jáo [trong thòi-đại của Nietzsche) với tính đích-thực về cỗi-nguồn lịch-sử của Thiên-Chúa. Có những cỗi-nguồn lịch-sử fát-triển rất mạnh. Có những cách-zùng chữ sai-lầm không thấy trưng ra, chẳng hạn như những chữ “thị-hiện”, “hiện-ra”’hay “cho thấy rõ” về sự suy-thoái hay xa-đọa cũng như những quan-niệm về “fá-thai” mà “Jáo-hội Thiên-chúa” nêu ra. Những cái gọi là “Đức-tin vào Jáo-lí Ki-tô” và “Đời-sống theo Jáo-lí Ki-tô” là những chiêu-bài với tên gọi linh-thiêng. Thế thì, Chúa Ki-tô (Christ) fản đối cái jì? Đấng Christ fản đối tất cả những jì ngày nay gọi là Jáo-lí Ki-tô. ... <chi tiết>
22.10.2011
Quyền-Lực Và Tự-Zo - 1 - Nguyễn Quỳnh USA
Hơn bốn trăm năm trôi qua, kể từ Locke, Spinoza và Leibniz, tư-tưởng trong triết-học Tây-fương, chủ iếu là Anh vả Đức đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của con người về mặt chính-trị, xã-hội và đạo-đức, ảnh hường rất lớn vào sự thay đổi văn-hóa, khoa-học, kĩ-thuặt, chính-trị và kinh-tế toàn cầu. Kể từ gần hai trăm năm lại đây, triết-học thực-tiễn của Hoa-kì, coi hành-động là điểm khởi-hành trước khi tiến về lí-thuyết,.” ... <chi tiết>
19.10.2011
Ba Nguồn - Nguyễn Hồng Nhung
HAMVAS BÉLA/ Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung (Trích tiểu luận triết học: Scientia sacra) Cái cá thể thánh thần không đánh thức được con người lịch sử chìm xuống mê muội. Bản chất cá thể thánh thần đã mất, nhiều cuộc thử nghiệm mong muốn lấy lại bản chất này đều thất bại. Trong giai đoạn được đặt tên là lịch sử, người Thày của Đời sống không phải là con người mà là sách. Tuyên ngôn trực tiếp, thứ trong thời cổ là cá thể thánh thần, giờ đây là sách. ... <chi tiết>
15.10.2011
Voltaire và triết học khai sáng Pháp - Lê Hải*
Chịu đặc ân của hoàng đế Phổ Frederick đệ nhị đại đế nhưng không ngần ngại chỉ trích người tài trợ, bị nước Pháp đày ải nhưng vẫn hết tâm sức làm rạng danh triết học Khai sáng Pháp, viết văn nhưng rất ham mê thí nghiệm vật lý giúp quảng bá Newton, đó chính là câu chuyện cuộc đời của nhà thơ và cũng là triết gia Voltaire. ... <chi tiết>
14.10.2011
Lập-Ngôn Của Zarathustra - Nguyễn Quỳnh USA
Chúng ta vẫn tiếp-tục đọc những tác-fẩm Triết-học tôi đang đưa lên Văn-chương Việt. Nhưng chúng ta không nên đọc hoài một thứ. Nhất là mỗi khi đọc xong chúng ta cần suy-ngẫm về đề-tài nêu lên câu-hỏi. Xen kẽ vào đó, hôm nay tôi xin jới-thiệu Lập-ngôn của Zarathustra (Also Sprach Zarathustra) một trong những tác-fẩm quan-trọng nhất của Nietzsche. Cuốn sách này đã ảnh-hưởng đến suy-tư của tôi khi tôi 21 tuổi, để rồi vài năm sau tôi đã viết một bài ngắn, Đưa Vào Í-niệm Không Mầu và cuốn Hư-vô, Bất-tử. ... <chi tiết>
11.10.2011
Suy-Tư Hai - Nguyễn Quỳnh USA
Bây jờ suy-tư của chúng ta đòi hỏi fát-triển thêm nữa, nếu không thì những jì chúng ta đã khám-fá ra sẽ không có kết-qủa đúng. Câu hỏi: “Khi một người suy-tư theo fương-fáp Descartes thì cái Tôi có thể làm jì với cái ngã cao hơn có tinh-thần Triết-học?” Chắc-chắn đối với tôi, sự-sống của-tôi đi theo thứ tự của kiến-thức, có trước tất cả sự-sống bên-ngoài (Khách-quan). Thế thì trong một ngĩa nào đó cái-tôi là nền-tảng cho tất cả í-thức có mặt. Nhưng vị trí ưu-việt của cái- tôi này có đúng là bản-ngã cao hơn và là nền-tảng í-thức cho tất cả í-thức bên-ngoài (Khách-quan) không? ... <chi tiết>
29.09.2011
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Câu hỏi về minh-chứng thoạt tiên dường như được trả lời thoải mái. Tuy nhiên, có fải sự-sống ở thế-jan không hiện ra bằng minh-chứng? Đời sống của hoạt-động hằng ngày có liên-quan tới thế-jan không? Mọi Khoa-học đều liên-quan tới thế-jan: những Khoa-học cụ-thể liên-hệ với minh-chứng một cách trực-tiếp; những Khoa-học tự-nhiên liên-hệ với minh-chứng một cách ján-tiếp, jống như những cơ-cấu trong Khoa-học. ... <chi tiết>
26.08.2010
Minh Triết -2 - Nguyễn Ước
Tôi ngồi bên người trái tim tôi yêu thương và lắng nghe những lời nàng nói. Linh hồn tôi bắt đầu lang thang giữa những không gian vô tận, nơi vũ trụ xuất hiện như giấc mộng và thể xác này như một nhà tù chật hẹp. ... <chi tiết>
26.08.2010
Minh Triết -1 - Nguyễn Ước
Voice of the master - Kahlil Gibran - Nguyễn Ước dịch ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 121 - 138 / 138 tác phẩm
1 2 ... 5 6 7 >> Xem tiếp