Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
764
116.541.164

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

tiểu luận
21.05.2010
Tham Luận Tham Dự Hội Thảo “20 Năm Thơ Đổi Mới” Suy Tưởng Về Thi Ca và Sự Vận Hành của Thi Pháp - Dương Kiều Minh
Bản chất của sáng tạo là luôn luôn đổi khác. Dù là sáng tạo khoa học – kỹ thuật hay văn học – nghệ thuật, hoặc các sáng tạo khác trong đời sống và xã hội. Nếu là sáng tạo thì phải tạo ra, mang đến một cái gì đổi thay, khác biệt so với cái trước đó. Đương nhiên, sản phẩm của sáng tạo chỉ có thể phát huy khi sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của con người và xã hội của thời đại đó. ... <chi tiết>
16.05.2010
Vào Việt Nam (1533-1659),Công Giáo đã Tăng Rất nhanh. - Trần Văn Cảnh
Đạo Công giáo được các giáo sỹ rao giảng ở Đàng Ngoài từ năm 1533. Nhưng trong thời gian đầu, từ 1533 đến 1627, số giáo sỹ, phần thì thưa thớt, phần thì bất đồng ngôn ngữ, kết quả về số người theo đạo thật không đáng kể. ... <chi tiết>
15.05.2010
Phê Bình Theo Phương Pháp Chủ Quan Và Khách Quan - Trần Văn Nam
Ta thường hiểu từ ngữ chủ quan và khách quan theo nghĩa thông dụng; chủ quan là theo ý riêng, tình cảm riêng, thành kiến riêng...; khách quan thì ngược lại, theo đám đông, theo nhận thức chung. Trong chủ quan, có chủ quan tốt và chủ quan xấu; nhưng khách quan thì chỉ có tốt. Nếu có khách quan xấu thì đó là do sai lầm chung của xã hội, ... <chi tiết>
14.05.2010
Hành trình xoá bỏ ẩn dụ* như một lối tìm đến ngôn ngữ thi ca Mở - Khánh Phương
Lưu Quang Vũ là trường hợp đặc biệt, khi những chuyển dịch trong sáng tạo ngôn ngữ thơ của ông đến từ biến chuyển tự nhiên của tâm thức, chứ ít có liên quan trực tiếp đến những ảnh hưởng từ sách vở**. Tiếp sau thế hệ vàng, Trần Dần, Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Văn Cao… với những cách tân âm thầm, nhẫn nại xói mòn thứ cảm thức chiếu lệ và kiểu ngôn từ sáo rỗng, áp đặt cùng thời, Lưu Quang Vũ là nhà thơ duy nhất của miền Bắc tự tìm đến những phạm vi hiện thực khác biệt sâu sắc của thơ ca, làm phát lộ những đường biên ... <chi tiết>
14.05.2010
Ba lối hội nhập đất mới trong thơ hải ngoại - Trần Văn Nam
Hội nhập buồn, hội nhập vui, Hội nhập tất nhiên, đó là ba cách ở đời của người Việt tại hải ngoại. Ba thái độ đó đã phản ánh vào thi ca. Người Việt đã định cư tại hải ngoại qua nhiều đợt ra đi: đợt di tản, đợt vượt biên, đợt ra đi có trật tự, đợt ra đi từ các nước Đông Âu và Liên Xô, sau cùng lẻ tẻ hơn hết là đợt ra đi du học rồi tìm cách ở lại của một số ít người. ... <chi tiết>
13.05.2010
Biện luận về mấy vấn đề: Lý luận văn học hiện đại. - Trực Ngôn
Bài viết của GS Trần Thanh Đạm “Mấy vấn đề LLVH Hiện đại” ( Báo Văn Nghệ số 18,19-2010) có một số ý kiến về “tác phẩm văn học” mà theo GS là “ cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhât dẫu chỉ là tạm thời” , bài viết khá mới mẻ với một chủ kiến tranh luận rõ ràng , độc giả rất tâm đắc vì “tranh luận là con đường cần thiết để đi đến chân lý”.Rất quý trọng GS vì một bề dày học thuật được thử thách , tuy nhiên có một số lý giải chúng tôi muốn trao đổi thêm để nhận thức cho thấu đáo. ... <chi tiết>
09.05.2010
Tình Quê Tường Thuật và Tình Quê Thăng Hoa trong Thi Ca - Trần Văn Nam
Đọc thơ Đạm Thạch đăng trong các tạp chí văn chương hải ngoại, ngoài những nội dung nghĩ về đời về thời thế cũng bao quát rộng như nhiều người khác, do đó không dễ nắm bắt nội dung nào là chủ yếu. Nhưng có hai điều không phải tứ thơ trừu tượng, dễ nhận ra trong thơ anh: tường thuật nhiều về kỷ niệm quê hương thời niên thiếu và dùng khá dồi dào phương ngữ Nam Bộ. ... <chi tiết>
08.05.2010
Chất Dân Gian trong Cung Oán Ngâm Khúc - Nguyễn Gia Thiều - Trần Minh Thương
Thế kỷ XVII, văn học Việt Nam trung đại xuất hiện thể loại ngâm khúc dùng hình thức song thất lục bát. Đỉnh cao của thể loại đó là Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều, bài viết sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng từ văn học dân gian đối với tác phẩm này ở khía cạnh: thể thơ và từ láy ... <chi tiết>
07.05.2010
Nghĩ về Sáng tạo và tiếp nhận văn học hiện nay - Hồ Thế Hà
Sáng tạo và tiếp nhận văn học luôn là vấn đề bản chất, then chốt của Khoa nghiên cứu văn học. Và thực tế, các nhà lý luận văn học đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ này từ nhiều cấp độ lý luận với nhiều quan niệm khác nhau. Ở bài viết ngắn này, chúng tôi không bàn về mặt lý thuyết của vấn đề sáng tạo và tiếp nhận văn học mà chỉ suy nghĩ về thực tiễn và những giới hạn của chúng trong tình hình văn học hiện nay ở nước ta. ... <chi tiết>
05.05.2010
Chính trị, kích thước cơ bản của con người - Phan Huy Đường
Ngày nay bàn về chính trị, quả là khờ. Trên thị trường quốc tế, đó là món hàng ế ẩm vào bậc nhất. Tuy vậy, thỉnh thoảng nên biết ngây thơ. Ðể thấy điều mới lạ trong hiện thực, để thấy điều hiển nhiên vùi lấp dưới thành kiến. Hơn thế, xưa nay, chỉ có chính trị mới giải quyết được những khủng hoảng của xã hội, của thời đại. Vậy chính trị là gì, làm chính trị là làm gì, mà khiến chính khách dễ được kính mến, dễ bị khinh bỉ đến thế ? ... <chi tiết>
01.05.2010
Thơ tình phổ quát và thơ tình hải ngoại - Trần Văn Nam
Người ta vẫn tiếp tục làm thơ tình, làm những bản nhạc tình, viết truyện tình, thực hiện những kịch bản và phim tình, tiếp tục hội họa với đề tài tình yêu. Bao lâu còn nhân loại thì vẫn còn tình yêu, trong đó quần thảo những bản năng, tình cảm, lý trí, quyền lợi, danh dự, ràng buộc xã hội, quy ước cộng đồng... ... <chi tiết>
29.04.2010
Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế -5 - Trương Quang Cảm
I. Tác phẩm văn học, lịch sử, lý luận: . Các tham luận tại hội thảo khoa học về Trương Đăng Quế lần 1, Sở Văn hóa thông tin và thể thao, Quảng Ngãi, 1994. 2. Cao Văn Chư, Nhìn lại Sơn Mỹ, Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình, 1988. 3. Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1993. 4. Đoàn Thu Vân, Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỷ XI thế kỷ XIV, Luận án phó tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 1995. ... <chi tiết>
29.04.2010
Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế -4 - Trương Quang Cảm
Càng về sau đến cuối đời nỗi buồn của ông đã lên cao chất ngất. Nếu trước ông chỉ buồn về cảnh tranh giành địa vị quyền lợi thì sau ông lại càng buồn thêm cảnh thù trong giặc ngoài nổi lên khắp nơi. Cái chế độ mà ông hết lòng phò tá và cố công xây dựng những tưởng sẽ đạt tới thạnh trị cơm no áo ấm hạnh phúc cho nhân dân nhưng không, cái chế độ ấy mỗi lúc một lún sâu vào đường cùng bế tắc ... <chi tiết>
29.04.2010
Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế -3 - Trương Quang Cảm
Về bài thơ này trong “Các tham luận tại hội thảo khoa học...” có ý kiến khác nhau. Một số tác giả cho rằng tiên sinh giả gởi bánh cho con của người láng giềng. ... <chi tiết>
27.04.2010
Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế -2 - Trương Quang Cảm
Văn học của hậu kỳ trung đại chú trọng vào “những điều trông thấy” hơn là nhưng điều trừu tượng. Thơ Mặc Vân viết về những con người đời thường rất nhiều. Miên Thẩm chứng kiến cảnh một người nhà nghèo đói khát không có cơm ăn, lạnh rét không có áo mặc trong khi ấy những gia đình giàu có tha hồ ăn uống sung sướng. ... <chi tiết>
27.04.2010
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trả lời bạn đọc Văn nghệ Trẻ -2 - Nguyễn Khắc Phê
Xưa nay, chuyện đánh giá văn chương khác nhau là sự thường (vì trình độ, “gu” thẩm mỹ và nhiều lý do khác) nhưng chỉ vì nội dung tác phẩm có phần “u ám” có nhiều “tiêu cực” mà gạt ra thì hơi bị…buồn ... <chi tiết>
27.04.2010
Vào Việt Nam (1533-1659), Công Giáo đã gửi Những Giáo Sĩ Trách Nhiệm - Trần Văn Cảnh
Từ năm 1615 đến năm 1659, trong khoảng thời gian 45 năm truyền giáo, các cha Dòng Tên đã thâu nhận một kết quả ngoài sức tưởng tượng : 100.000 người đã được đức tin. Vì đâu mà có kết quả này ? ... <chi tiết>
25.04.2010
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trả lời bạn đọc Văn nghệ Trẻ - Nguyễn Khắc Phê
Tôi không phải là một nhà văn có nhiều tác phẩm thành công nhưng từ các tác phẩm chưa thật thành công, tôi có thể “làm chứng” cho điều bạn nói: “quá ôm đồm trong việc đưa các sự kiện vào tác phẩm”. Nhân bạn hỏi, tôi nhớ hồi năm 1970, khi tôi đọc tiểu thuyết đầu tay “Đường qua làng Hạ” cho các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Đoàn Giỏi, Bùi Huy Phồn nghe, ... <chi tiết>
24.04.2010
Chất Dân Gian trong Thơ Nôm Nguyễn Khuyến - Trần Minh Thương
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), quê ở Yên Đổ, Bình Lụt, Hà Nam, đỗ đầu cả ba kỳ thi nên thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Chương trình Ngữ Văn ở bậc trung học đã thay đổi, chỉnh lý bao lần, song Nguyễn Khuyến và những bài thơ Nôm của ông vẫn giữ một vị trí không thể thay thế. Tác phẩm mà Nguyễn Khuyến để lại có: ... <chi tiết>
20.04.2010
Hữu Loan: nếu chiều mưa một cây đàn ghi-ta - Nguyễn Đức Tùng
Thơ Cần Thiết Cho Ai – Bài 5 ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 1141 - 1160 / 1583 tác phẩm