Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
548
116.597.885

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

tiểu luận
18.08.2010
Mùa Mưa Đọc Lại Vũ Trung Tùy Bút - Đỗ Ngọc Thạch
Vũ trung tùy bút (*) (Tùy bút trong mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là một tập truyện ký bằng chữ Hán, theo thể loại ký – một thể loại văn học đã để lại nhiều tác phẩm lớn do các nhà văn là nhà Nho sáng tác, như Truyền kỳ mạn lục (1547) của Nguyễn Dữ, Phủ biên tạp lục (1776), Kiến văn tiểu lục (1777) của Lê Quý Đôn, Thượng Kinh ký sự (1783) của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tang thương ngẫu lục (**) của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, v.v… ... <chi tiết>
16.08.2010
Do Thái: hành trình của một dân tộc -2 - Nguyễn Ước
Thời lệ thuộc Ai Cập, Syria rồi La Mã và các thế kỷ trước và sau Công nguyên, rất đông người Do Thái di dân và sống tản mác tại các thành phố Hi La vùng quanh Địa trung hải. Các cộng đoàn đông đảo nhâát của họ ở Alexandria, Corinth, Ephesus, Antioch, Thessaloniki, Damascus, Philippi, Cyprus, Cyrene, v.v. Những nơi sống đông dân Do Thái nhất là Babylon và Syria ... <chi tiết>
16.08.2010
Do Thái: hành trình của một dân tộc -1 - Nguyễn Ước
Cuộc hành trình của dân tộc Do Thái phải chăng cũng biểu tượng cho cuộc lữ hành của loài người nơi trần thế, với những kiên định và dao động, trí tuệ và vô minh, thuần khiết và pha tạp, thực tiễn và thăng hoa, ngã gục và hồi phục, v.v. tới độ khó có thể trả lời câu hỏi ai quả thật là người Do Thái, cũng như kẻ nào quả thật là con người chân chính. ... <chi tiết>
12.08.2010
Hoàng Tích Chu, Một dịp cho tôi nói về lối văn Hoàng Tích Chu - Lại Nguyên Ân
Bài viết tôi giới thiệu lại dưới đây thuộc về ngòi bút một nhà báo từng góp công sức đáng kể vào bước trưởng thành của báo chí văn chương tiếng Việt, nhất là báo chí văn chương ở miền Bắc Việt Nam những năm 1920-30: Hoàng Tích Chu (1897-1933). Đây là bài viết mà tác giả buộc phải nói về mình, đáp lại một cuộc tranh luận. Tuy vậy, điều có ích hơn đối với đám hậu sinh chúng ta lại là những quan sát của một người trong cuộc về sự tiến triển của văn chương báo chí tiếng Việt ở những bước đầu tiên. ... <chi tiết>
10.08.2010
Truyền Kỳ Mạn Lục – Thiên Cổ Kỳ Bút - Đỗ Ngọc Thạch
Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ) là sáng tác duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ (*), sống vào khoảng thế kỷ 16. Một trong những bản sớm nhất của Truyền kỳ mạn lục do Hà Thiện Hán viết lời Tựa (năm 1547), Nguyễn Bỉnh Khiêm (**) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi (***), dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (****) (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút". Một trong những bản in Truyền kỳ mạn lục có chất lượng cao là bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện (*****), NXB Trẻ và Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP.HCM, in lại năm 1988. ... <chi tiết>
09.08.2010
Bàn Thêm Về Hình Thức Gắn Bó Với Nội Dung Trong Thơ Nguyên Sa - Trần Văn Nam
Cách đây khoảng mười năm, năm 1988 (Bài này viết năm 1998), nhà thơ Nguyên Sa đã cho ra đời tập thơ thứ hai của ông, tại California. Trong đó có một số bài thơ lục bát bí ẩn, thấp thoáng mờ ảo về tình dục và thân thể mỹ nhân. Gần hai trăm năm trước, thi hào Nguyễn Du, mặc dù đang sống trong xã hội dưới ảnh hưởng khe khắt của Nho Giáo ... <chi tiết>
06.08.2010
Chân dung cái Đẹp -2* - Bùi Đức Hào
Tìm hiểu lịch sử Mỹ học, ta không khỏi bị choáng ngợp trước khối lượng tác phẩm to lớn được dành cho đề tài này ở phương Tây, chẳng những trong thời cận kim hay đương đại – với con số ấn tượng của những biên khảo đã xuất bản29 – mà phải kể chí ít cũng từ thế kỷ thứ V tr CN, nếu ta chỉ dựa riêng trên những áng văn còn lưu truyền lại. ... <chi tiết>
06.08.2010
Chân dung cái Đẹp -1 - Bùi Đức Hào
Bởi vì, nói như Dostoïevski, biết đâu cái đẹp lại chẳng cứu được thế giới [2] ? Thật thế, xa lạ với huyễn mơ phù phiếm, đối cực với « trà dư tửu hậu », hướng về Mỹ chính là ngước lên bầu trời Chân, Thiện, là cúi xuống – « cúi xuống thật gần » như lời một bài hát Trịnh Công Sơn - những khát vọng cơ bản của nhân tính để nhận diện khuôn mặt, ý thức về ý nghĩa nhân văn và nhất là về những khả năng khai phóng kỳ diệu của cái Đẹp, đưa con người tới chân trời của Sáng tạo và Tự do. Nhưng, như vậy, có phải con người – với tư cách sinh vật thượng đẳng - luôn cần cái đẹp? Và đẹp là gì? Nó đến từ đâu, đi về đâu và đem lại gì cho nhân loại? ... <chi tiết>
05.08.2010
Liêu Trai Chí Dị - Nơi Ma Tốt, Người Xấu - Đỗ Ngọc Thạch
Liêu trai chí dị (những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm), là tập Đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của Bồ Tùng Linh(1). Bộ truyện này được coi là một kì thư, là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại. ... <chi tiết>
04.08.2010
Đến trường phái thơ Việt từ cảm thức Hậu hiện đại Việt - Đỗ Quyên
Vài năm nay, người Việt ở khắp nơi, trong và cả ngoài văn giới, tranh luận rất nhiều về trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) như một nan đề. Dù đồng ý hay không đồng ý với nó, ai cũng mong muốn cần đổi mới trong xu hướng văn chương của Việt Nam và mang tinh thần thế giới. ... <chi tiết>
03.08.2010
Hồng lâu mộng – Tiểu thuyết ái tình hay nhất mọi thời đại - Đỗ Ngọc Thạch
Hồng lâu mộng, tên gốc Thạch đầu kí (1), là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kì thư, hoặc là Tứ đại danh tác) của văn học cổ điển Trung Quốc (3 kiệt tác kia là Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy hử truyện của Thi Nại Am). Hồng lâu mộng được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 ... <chi tiết>
02.08.2010
Chức năng của thi ca - Khổng Ðức
Khổng Đức dịch trong Introduction à la póesie của Thierry Maulnier. ... <chi tiết>
02.08.2010
Bản Giao Hưởng Số VII Và Không Gian Siêu Hình Của Âm Nhạc - Nguyễn Hồng Nhung
Hamvas Béla - Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung ... <chi tiết>
01.08.2010
Đệ Nhất Danh Tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - Đỗ Ngọc Thạch
Tứ đại danh tác chỉ bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc, xếp theo thứ tự: 1.Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung; 2.Tây du kí của Ngô Thừa Ân; 3.Thủy Hử của Thi Nại Am và La Quán Trung (hiệu đính); 4.Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. ... <chi tiết>
31.07.2010
Hòa Giải Và Hóa Giải Ba Lọai Nhà Thơ Hôm Nay hay Thơ như là con đường 2. - Inrasara
Lạm phát thơ, ra ngõ gặp nhà thơ, người người làm thơ nhà nhà làm thơ, thơ nhiều nhưng nhà thơ không có bao nhiêu… Đã nghe khắp nơi nhiều người kêu như thế, từ hơn chục năm qua(1). Kêu, và bắt chước nhau kêu. Kêu, như thể một phát âm rỗng, vô nghĩa, hết cả sức nặng. Qua đó tạo thành thói quen kêu, nhàm và nhảm. ... <chi tiết>
26.07.2010
Hình thức gắn bó với nội dung trong thơ Nguyễn Vỹ, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa - Trần Văn Nam
Thời Văn Học Miền Nam Việt Nam, Thơ Tự Do của Thanh Tâm Tuyền hàm chứa ý hướng về cơ cấu có tính cách gắn bó hình thức và nội dung. Trước Thanh Tâm Tuyền cũng đã có vài thi sĩ nổi danh với các bài Thơ Tự Do như Nguyễn Đình Thi với bài "Đất Nước", Hữu Loan với "Màu Tím Hoa Sim", Hoàng Cầm với "Bên Kia Sông Đuống", ... <chi tiết>
25.07.2010
“Thơ Hàn Mặc Tử” hay Tản mạn về cõi Đâu Suất và lý thuyết tương đối (phần 1) - Nguyễn Cung Thông
Ai đã từng đọc thơ Hàn Mặc Tử sẽ nhận ra ngay hình ảnh của ánh trăng (hay nguyệt) luôn ẩn hiện: có lúc đối diện trực tiếp với thi sĩ ... <chi tiết>
19.07.2010
Về vấn đề người đọc cổ điển và người đọc hiện đại... - Yến Nhi
Cái kết ở bài viết của Đỗ Lai Thuý (Người đọc như là...Báo Văn nghệ số 27 ngày 03-07-2010) gợi một cảm tình với người đọc, ông nói “mô hình người đọc” mình đã nêu lên không có mục đích nào khác là để nhận diện nó trong một hệ hình tư duy mới, ... <chi tiết>
17.07.2010
Lý thuyết văn học: Hậu cấu trúc luận / giải kiến tạo - Nguyễn Hưng Quốc
Hậu cấu trúc luận (poststructuralism) là bước phát triển ít nhiều mang tính đột biến của cấu trúc luận bắt đầu vào khoảng cuối thập niên 1960. ... <chi tiết>
16.07.2010
Loay Hoay Đề Thi Đại Học Môn Văn - Bùi Công Thuấn
Đề Văn thi ĐH khối D năm nay đọc có vẻ hay nhưng thực chất là quá sức học sinh. Bởi học sinh làm bài thi như làm bài đánh đố. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 1101 - 1120 / 1583 tác phẩm