Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
679
116.000.216

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

ngôn ngữ
29.05.2012
Cái Thú Dịch Thuật - Chân Phương
Trước khi nổi đình nổi đám với tiểu thuyết Les Particules Elémentaires (1998), Michel Houellebecq từng là thi sĩ… Được nhà thơ Michel Bulteau khuyến khích, ông đã cho đăng những bài thơ đầu trên Nouvelle Revue de Paris do Bulteau chủ biên vào năm 1985. Tập thơ đầu tay của ông La Poursuite du Bonheur(1992) về sau đã được giải thưởng thơ Tristan Tzara. ... <chi tiết>
26.05.2012
Một tài liệu ngôn ngữ học đối chiếu Nhật - Hoa - Việt - Nguyễn Đăng Trúc
Trong cuốn văn phạm của mình, Arte da lingoa de Iapam (Ngữ pháp tiếng Nhật), ấn hành tại Trường Kỳ (Nagasaki) năm 1604, linh mục Bồ Đào Nha dòng Tên João Rodrigues khẳng định : « Muốn viết ngôn ngữ này bằng mẫu tự của chúng ta, chúng ta chủ yếu phải sử dụng cách viết La Tinh và Bồ Đào Nha, vì hai lý do : cách phát âm của tiếng Nhật có ít nhiều nét giống với tiếng Bồ trong một vài âm và mặt khác, tại Nhật bản, các giáo sĩ và các thầy sử dụng tiếng nói và chữ viết Bồ Đào Nha để giao tiếp với nhau . ». Qua lời nhận xét có vẻ vô thưởng vô phạt này, ta phát hiện được cả một vấn đề giao lưu văn hóa. ... <chi tiết>
21.05.2012
Công Cuộc Truyền Giáo Tại Quảng Nam Năm 1623 Và Vấn Đề Ngôn Ngữ 2 - Trần Duy Nhiên
Đầu thế kỷ XVII, người Hòa Lan tìm cách dùng sức mạnh để giành lấy ưu thế thương mãi của người Bồ Đào Nha tại Viễn Đông. Năm 1622, họ định thực hiện một cuộc tấn công lớn: chiếm lấy Macao là nơi chỉ huy cho toàn bộ các hoạt động Bồ Đào Nha trên khắp vùng Biển Đông. Ngày 23 tháng 06, một lực lượng gồm 14 con tàu (trong đó có hai tàu Anh quốc) phong tỏa hải cảng, ... <chi tiết>
20.05.2012
Công Cuộc Truyền Giáo Tại Quảng Nam Năm 1623 Và Vấn Đề Ngôn Ngữ 1 - Trần Duy Nhiên
Ít ai biết đến những người đi trước Alexandre de Rhodes trong công trình đóng góp cho tiếng Việt. Đặc biệt, đây là trường hợp người thầy của ông là Francisco de Pina, người mà ông đã tỏ lòng tri ân trong lời tựa cuốn tự điển của mình. Tuy nhiên, các tài liệu lưu trữ về bước đầu công cuộc truyền giáo tại Việt nam đã nhiều lần đề cập đến Francisco de Pina, trong đó có một bức thư của ông mà đến giờ này chưa được xuất bản. ... <chi tiết>
08.05.2012
Khoa Học Về Các Ký Hiệu 2 - Đinh Hồng Hải
Bài thơ của Cummings đã sử dụng phương tiện hình ảnh để truyền tải thông điệp ‘đoạn văn này không có mẫu’(thói quen của ông thể hiện ở chính cái tên của ông, ‘e.e.cummings’ tương tự với cách mô tả một thử nghiệm thị giác làm xóa mờ cái tôi [ego] xâm nhập). Trong khi đó, ở một tầm mức thính giác, hình thức ‘thơ’ của bài thơ đương nhiên có cấu trúc ở mức độ cao hơn về âm vần và nhịp điệu thông thường được nhận ra ở thể thơ Sonnet (thơ 14 câu-ND). ... <chi tiết>
07.05.2012
Khoa Học Về Các Ký Hiệu 1 - Đinh Hồng Hải
Các biểu tượng trong văn học nghệ thuật là một đối tượng nghiên cứu vô cùng rộng lớn. Tính đa nghĩa và trừu tượng của biểu tượng đôi khi khiến cho chúng ta bị “ngợp” trong rừng biểu tượng (the forest of symbols - thuật ngữ của Victor Turner). Để tiếp cận đối tượng vô cùng hấp dẫn nhưng cũng hết sức phức tạp này, nhà nghiên cứu không thể không có những “công cụ” nghiên cứu. Một trong những công cụ hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng nghiên cứu này là phương pháp luận của ký hiệu học trong khoa học về các ký hiệu. Ở Việt Nam hiện nay, ký hiệu học mới chỉ được tiếp cận ít nhiều dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, văn học,... ... <chi tiết>
03.05.2012
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 4) - Nguyễn Cung Thông
Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú). Bính âm là một (trong nhiều cách) ghi âm tiếng TQ (giọng Bắc Kinh/BK) bằng hệ thống chữ La Tinh cũng như tiếng Việt hiện nay. ... <chi tiết>
28.02.2012
Tìm hiểu thuật ngữ Vu Lan bồn - Vương Trung Hiếu
Trên nhavantphcm.com.vn có đăng hai bài của ông An Chi: “Sự tích rằm tháng bảy và xuất xứ của hai tiếng Vu Lan” và “Trao đổi với tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh”. Cả hai bài này đều nói về nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Vu Lan. Đây là đề tài mà chúng tôi quan tâm và thấy rằng cần trao đổi với ông An Chi để làm sáng tỏ đôi điều. Dĩ nhiên, tất cả đều trên tinh thần thiện chí, với mục đích là tìm sự chính xác về từ nguyên và ý nghĩa của chữ Vu Lan. Vu Lan là gì? Vu Lan là gì? ... <chi tiết>
21.02.2012
Lại bàn về giống chim - Vương Trung Hiếu
Trên nhavantphcm.com.vn có bài “Trả lời ông Vương Trung Hiếu về chuyện chim” của tác giả An Chi, trích đăng lại từ Đương Thời số 41 (65)/2012. Bài này nhằm phản biện bài “Trao đổi về giống chim” của tôi đăng trên vanchuongviet.org. Ý kiến của ông An Chi theo tôi là chưa thỏa đáng, vì thế tôi tiếp tục trao đổi lần nữa. ... <chi tiết>
04.02.2012
Thuồng Luồng = Cá Sấu = Rồng (?!) - Vương Trung Hiếu
Trên Năng Lượng Mới, Xuân Nhâm Thìn, 2012, tác giả An Chi có bài viết: “Năm Thìn, sao không là năm Long?” Qua tựa bài, công nhận rằng tác giả đặt vấn đề khá thú vị. Tuy nhiên, khi đọc nội dung chúng tôi thấy cách lý giải trong bài chưa thuyết phục, có những điểm cần xem lại. Chính vì thế chúng tôi viết bài trao đổi dưới đây để bạn đọc đối chiếu và nhận xét. ... <chi tiết>
03.01.2012
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8A) - Nguyễn Cung Thông
Phần này ghi nhận các dữ kiện ngôn ngữ từ thư tịch Hán cổ cho thấy khả năng âm Thìn/Thần liên hệ đến phương Nam và chỉ là kí âm dùng chữ Hán. Dựa vào âm đọc Hán Việt/HV và phiên thiết, ta có thể phục nguyên một dạng âm cổ của Thìn/Thần là *tran/tlan và các tương quan đến trăn, rắn, lươn, long, trình (chình) và thằn lằn (đơn âm hóa của tlan), thuồng luồng, xuồng luồng ... Thành ra, nếu gọi chi thứ 5 trong 12 con giáp là *tran/tlan (đọc như trăn tiếng Việt) theo âm cổ hơn so với Thìn/Thần (âm Hán Việt khoảng thời Đường Tống) thì vấn đề nguồn gốc phương Nam (tiếng Việt cổ) sẽ dễ dàng nhận ra. Các cách nhìn từ góc độ văn hóa học như truyền thuyết, ca dao tục ngữ và khảo cổ học đã bàn qua trong bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8)" (gọi tắt là bài 8). Giọng Bắc Kinh/BK được ghi bằng hệ thống bính âm (pīnyīn) rất phổ thông hiện nay, cần phân biệt số chỉ thanh điệu (như số 3 trong zhen3 hay zhěn) và số phụ chú ghi ngay sau một chữ (như sau3). Dấu hoa thị (asterisk) đứng trước một âm là một dạng phục nguyên của âm cổ (reconstructed sound): như *tran/tlan/klan chẳng hạn. Các chữ viết tắt thường gặp trong bài là TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), TV (Tập Vận, năm 1037/1067 SCN), TVi (Tự Vị/1615), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự, khoảng năm 100 SCN), QV (Quảng Vận/1008), ĐV (Đường Vận/751), LT (Loại Thiên/1039/1066), NT (Ngọc Thiên/543), VH (Vận Hội/1297), CV (Chánh Vận, hay Hồng Vũ Chánh Vận/1375), CTT (Chánh Tự Thông/1670), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), TCN (Trước Công Nguyên/BC), SCN (Sau Công Nguyên/AD). ... <chi tiết>
21.11.2011
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3): Phiêu bạc hay phiêu bạt? - 2 - Nguyễn Cung Thông
Cách dùng phiêu dạt, trôi dạt/giạt cũng như lang bạt (kỳ hồ) có lẽ ảnh hưởng đến cách dùng phiêu bạt thay vì phiêu bạc. Trường hợp lang bạt kỳ hồ thì nghĩa lại hoàn toàn đổi ngược - đi đây đó, không còn nghĩa nguyên thủy HV là ‘không đi được’ như con sói/tiến thoái lưỡng nan - đúng như nhận xét của học giả Đào Duy Anh (sđd, 1931 – trang 482). ... <chi tiết>
20.11.2011
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3): Phiêu bạc hay phiêu bạt? - 1 - Nguyễn Cung Thông
Đây là bài viết "Phiêu bạc hay phiêu bạt?" vừa cập nhật - hi vọng có nhiều trao đổi hào hứng ... Có vài vấn đề thật oái ăm là (trích từ bài viết) '... người viết (NCT) có mua một cuốn tự điển HV của Thiều Chửu in lại (và ‘…sửa lại cho chính xác…’ - trích lời Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, 2005), thì phiêu bạc trong bản cũ hơn lại ghi thành phiêu bạt (trang 336)...' (sửa cái đúng thành cái sai!) Phiêu (biều, biêu) Hán Việt còn có gốc phương Nam (Việt cổ) là bèo (bèo dạt mây trôi) thật là một từ cụ thể (truyền thống nông nghiệp như tên gọi 12 con giáp chẳng hạn), nhưng lại mượn lại các từ (văn hoa) của Hán như phiêu bạc ... ... <chi tiết>
24.10.2011
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 2) - Nguyễn Cung Thông
Bài này là phần 2 trong loạt bài "Tản mạn về từ Hán Việt"1. Một số từ Hán Việt/HV có khả năng đến từ phương Nam (Việt cổ), do đó người viết đề nghị danh từ Việt-Hán-Hán-Việt/VHHV như đã ghi nhận trong phần 1 của loạt bài này; tuy phần 1 chỉ chú trọng vào loại chữ Hán-Nhật-Nhật-Việt/HNNV. Các khai triển chi tiết từ góc độ văn hóa học như truyền thuyết, ca dao (như về voi, cóc, hùm …) không nằm trong phạm vi bài viết này; các dạng chữ Nôm dùng để so sánh nhưng cũng không đi vào chi tiết về quá trình hình thành của chúng (yếu tố thời gian và không gian). ... <chi tiết>
15.10.2011
A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật? - Nguyễn Cung Thông
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1 (2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại. ... <chi tiết>
20.08.2011
Phải Chăng Giáo Sư Nguyễn Tài Cẩn Thấy Ngọn Mà Chưa Biết Gốc? - Hà văn Thùy
Để có ý tưởng này, giáo sư Cẩn cùng các học giả trước ông như H. Maspéro với cuốn Tiếng địa phương Trường An đời Đường (Le dialecte de Tchang-an sous les Tang), B. Karlgren với cuốn Khảo sát âm vị học tiếng Hán (études sur la phonologie chinoise)… dựa trên hai định đề khoa học vững chắc của thế kỷ XX ... <chi tiết>
14.08.2011
Ta nói tiếng Việt mà ta không biết - Nguyễn Cung Thông
Nhân về dự hội thảo quốc tế về giao lưu văn hoá Trung Việt 16/9/2011). Anh Nguyễn Cung Thông gửi bài gợi ý đến VCV. ... <chi tiết>
30.06.2011
Vai Trò Của Việc Học Chữ Hán Trong Nổ Lực Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Ngữ Văn Phổ Thông - Trầm Thanh Tuấn
Hiện thực đã cho thấy chất lượng dạy và học môn Ngữ văn đã và đã và đang có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Sau mỗi kì thi quan trọng báo chí lại cho đăng tải những bài viết chi chít lỗi ngôn ngữ của thí sinh trong đó lỗi về dùng từ Hán Việt chiếm một phần không nhỏ. Ngay bản thân chúng tôi là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc hơn vấn đề này. Điều đó phản ánh một hiện thực, ... <chi tiết>
29.06.2011
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5A) - Nguyễn Cung Thông
Truyền thuyết về đời Hùng Vương thứ 6 kể lại chuyện tổ nghề dệt lụa là công chúa Thiều Hoa, không những đặt nền tảng cho giá trị văn hoá vật chất nhưng còn để lại những vết tích trong ngôn ngữ của dân tộc. ... <chi tiết>
25.06.2011
Thời Gian Nghệ Thuật Trong "Chinh Phụ Ngâm" Nhìn Từ Góc Độ Ngôn Ngữ - Trầm Thanh Tuấn
Tính liên tục tuần hoàn của thời gian được ý thức thường xuyên như một đoạn thơ trách người chinh phu lỡ hẹn diễn ra với ý niệm thời gian liên tục tuần hoàn của vũ trụ, nhất là vòng tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng ở đây tác giả không diễn đạt trực tiếp bằng những từ chỉ mùa: xuân, hạ, thu, đông mà dùng những hình ảnh biểu trưng. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 41 - 60 / 98 tác phẩm