Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
774
116.614.872

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

văn hóa
26.04.2013
Xã Hội Dân Sự : Đó chính là Sự Hy sinh Dũng cảm - Đoàn Thanh Liêm
Cách nay không lâu vào giữa năm 2012, tôi có viết một bài với nhan đề là “Xã hội Dân sự : Đó chính là sự Sáng tạo” ... <chi tiết>
09.04.2013
Phải chăng chu thần Cao Bá Quát là Cha đẻ của phó vương Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải!? - Thái Doãn Hiểu
Thân sinh của Cao Bá Quát là ông đồ Cao Hữu Chiếu - một danh nho tuy không đỗ đạt gì. Ông hướng con cái vào đường khoa cử với rất nhiều kỳ vọng. Đời Chu có 8 kẻ sĩ : Bá Đạt - Bá Quát, Trọng Đột - Trọng Hốt; Thúc Dạ - Thúc Hạ, Quý Tuỳ - Quý Đa. Tám hiền sĩ đời Chu này đều là bốn cặp sinh đôi. ... <chi tiết>
31.03.2013
Dịch phẩm cho Lễ Phục Sinh - Nguyễn Hồng Nhung
Năm nay Lễ Phục sinh sẽ rơi vào những ngày đầu tiên của tháng Tư. Chỉ còn nửa tháng nữa thôi, vậy mà tuyết đang rơi, trắng muốt, xiên xiên xối xả như những tia lũ vội vã… ... <chi tiết>
21.03.2013
Con người suy nghĩ bằng bụng, dạ, ruột, gan hay tim … óc? - Nguyễn Cung Thông
Từ ngày phẫu thuật thay tim thành công, giới y học bắt đầu chú ý đến nhiều trường hợp như câu chuyện về cô Claire Sylvia (1988) sau khi thay tim lại trở nên thích uống bia (cô rất ghét uống bia trước khi thay tim) và có nhiều suy nghĩ khác hơn ... <chi tiết>
12.02.2013
Du xuân Tà Cú - Phan Chính
Đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội khi nhiều người chọn thú chơi xuân là đi lễ chùa, thể hiện cầu mong điều may mắn, an lành. Trong những điểm đến ở địa phương có sức hấp dẫn nhất là chùa núi Tà Cú ở huyện Hàm Thuận Nam. Bởi đây là ngôi chùa có lịch sử tồn tại trên 140 năm với nhiều công trình kiến trúc cổ kính giữa khung cảnh thiên nhiên rừng núi hoang sơ và huyền bí. ... <chi tiết>
16.01.2013
HỎA LINH, SỰ THẬT VÀ THẦN THÁNH - Nguyễn Hồng Nhung
1.Quẻ Ly hai đầu là dương, ở giữa là âm, cũng có ngụ ý rằng dù cháy bỏng đến đâu vẫn có phần thoi thóp. Nên quẻ Ly trùng với ức, là nơi cư ngụ của Tiferet, của vẻ đẹp hoàn mỹ. ... <chi tiết>
11.01.2013
BIÊN ĐỘ CỦA THÁNH KINH - Nguyễn Hồng Nhung
Con người là thực thể xã hội. Trong khái niệm tâm huyết hơn: con người là thực thể sinh ra cho tình yêu thương. Vậy mà, để yêu thương cũng khó, nhận lấy lòng yêu thương cũng khó. ... <chi tiết>
01.11.2012
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 4. hết - Nguyễn Văn Thành
Tôi đã thinh lặng ngồi xuống viết lá thư nầy. Đọc những dòng chia sẻ quí hóa của Anh, tôi rất xúc động, vì cảm nhận một cách sâu sắc trong máu xương da thịt của tôi « thế nào là bị loại trừ, xua đuổi và tấn công… », trong lòng cuộc đời. ... <chi tiết>
24.10.2012
Nhà Văn Vũ Trọng Phụng Dưới Bút Danh Ngọa Triều - Lại Nguyên Ân
Những năm trước đây, qua một vài hồi ký hồi ức về đời sống văn chương báo chí trước năm 1945, được gọi là thời “tiền chiến”, người ta có thể nghe thoáng nói đến bút danh Ngọa Triều mà Vũ Trọng Phụng có lúc đã dùng. Điều đó nghe qua có thể tin hoặc nghi ngờ. Nhưng khi tìm đến bài vở đăng dưới bút danh đó, cụ thể là trên tờ Hà Nội Báo, 1936-37, mọi ngờ vực sẽ hầu như không còn. ... <chi tiết>
16.10.2012
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 3 - Nguyễn Văn Thành
Thực tế là tất cả những gì tôi thấy, tôi nghe và tiếp cận với tay chân hay là làn da và thớ thịt của tôi. Một người khác cùng chung sống và đang có mặt với tôi, từ một vị trí hay là ở một góc độ khác, có thể ghi nhận một thực tế khác, hoàn toàn khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với thực tế của tôi. Chính vì lý do ấy, bao lâu hai người chưa trao đổi qua lại, chia sẻ, góp chung lại với nhau, với một thái độ lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau, thực tế của tôi chưa thể nào xích lại gần với thực tế của người kia. ... <chi tiết>
11.10.2012
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 2 - Nguyễn Văn Thành
Thể theo Phương pháp « Phân Tích những quan hệ đối tác » (Transactional Analysis) của Eric BERNE, mỗi lần chúng ta tiếp xúc và trao đổi với kẻ khác, trong bất kỳ hoàn cảnh và sinh hoạt nào, chúng ta có thể khoác vào mình một trong 3 nhân vật sau đây : * Nhân vật thứ nhất được gọi tên là người Cha Mẹ (Viết tắt bằng chữ hoa là CM), * Nhân vật thứ hai : người Trưởng Thành (TT). * Nhân vật thứ ba là người Trẻ Em (TE). ... <chi tiết>
08.10.2012
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 1 - Nguyễn Văn Thành
Trước tiên, tôi xin thú thật với tất cả quý vị: tôi đang phân vân và lo ngại làm sao tôi có thể trao đổi và điều hợp buổi hội luận một cách nghiêm chỉnh về đề tài nầy, chỉ trong vòng trên dưới một hai tiếng đồng hồ mà thôi. Nói khác đi, làm sao tát cạn được một vấn đề, mà tôi đã học hỏi và nghiên cứu, trong bao nhiêu tháng tháng và năm năm, từ lứa tuổi mới lớn lên cho đến ngày hôm nay? ... <chi tiết>
04.10.2012
Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai. - Nguyễn Cẩm Xuyên
Trong lịch sử nước ta, triều Lý (1010-1225) là triều đại cường thịnh về quân sự, vững vàng về chính trị và rực rỡ về văn học. Mở đầu cho nền văn học viết, thơ văn đời Lý truyền lại được đến nay phần lớn chỉ ghi lại trong Thiền Uyển tập anh (1), tập sách do Thiền sư Kim Sơn thuộc Thiền phái Trúc lâm (2) viết vào năm 1337, đời Trần nhưng lại chủ yếu ghi hành trạng của các tăng sĩ đời Lý thuộc 03 dòng Thiền: Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu chi và Huệ phái Thiền sư Thảo Đường. ... <chi tiết>
24.09.2012
Huyền sử 8 – hết - Nguyễn Văn Thành
Bao lâu con đường đổi mới ấy chưa được khởi công xây dựng, trong con tim của mỗi người, tất cả mọi công trình đổi mới khác, đang được hô hào đó đây, ở bên ngoài, chỉ là trò hề bịp bợm, láo khoét, quảng cáo tuyên truyền hay là phương tiện ngụy trang, nhằm đàn áp, bốc lột xương máu của người khác mà thôi. ... <chi tiết>
21.09.2012
Truy Tìm Gốc Tích Đôi Câu Đối Thiền Tông - Nguyễn Cẩm Xuyên
Thú chơi hoành phi câu đối với thư pháp chữ Hán trong mấy năm gần đây đã khởi phát ở nhiều nơi nhất là ở một số tỉnh phía bắc. Một người từ Hà Nội mang về đôi câu đối thư pháp viết mực tàu trên giấy dó. Mấy dòng chữ tuy không sắc sảo nhưng nét bút bay lượn lạ kiểu lại có đóng cả mộc triện son bên dòng lạc khoản khiến người mua không rành chữ Hán cũng lấy làm vừa lòng… ... <chi tiết>
20.09.2012
Huyền sử 7 - Nguyễn Văn Thành
Theo giáo lý của đạo Phật, “phiền não tạo bồ đề”. Cây giải thoát chỉ nảy mầm đâm mộng trong lòng đất khổ đau. Hoa sen nở ra, cống hiến hương sắc cho đời, sau khi đã vươn mình lên, vượt khỏi lớp bùn lầy nước đọng. Tin Mừng của Đức Kitô cũng kêu mời chúng ta ngày ngày thực hiện cuộc “VƯỢT QUA” ấy. Phục sinh phải chăng là hoa trái ngọt ngào, chỉ xuất hiện ở cuối chặng đường khốn khổ và gian truân ? Con đường nầy là một tất yếu (từ Hi Lạp là ananké) thuộc thân phận và điều kiện làm người. ... <chi tiết>
18.09.2012
Huyền sử 6 - Nguyễn Văn Thành
Đầu năm 2003, tôi đã phát hành một cuốn sách dài hơn 250 trang, mang tựa đề « Đồng Cảm để Đồng Hành ». Trong tác phẩm nầy, tôi đã trình bày những động tác cụ thể cần thực hiện, mỗi lần chúng ta chọn lựa thái độ « Đồng Cảm » với tha nhân, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hẳn thực, không có khả năng Đồng Cảm giữa người với người, Đối Thọai chỉ là chuyện ba hoa chích chòe, lý thuyết, viễn mơ, hay là quảng cáo, tuyên tuyền láo khoét mà thôi. ... <chi tiết>
16.09.2012
Núi Vọng Phu; Những Thiếu Phụ Chờ Chồng Muôn Kiếp - Nguyễn Cẩm Xuyên
Người Á Đông từ xưa vẫn giữ một nét ý thức đáng quí : sự thủy chung, tình yêu trước sau không đổi. Ý thức này xuất phát từ luân lí truyền thống của mấy ngàn năm trước và đã đem lại cho gia đình một giường mối chắc chắn và đẹp đẽ. Truyền thống tư tưởng ấy đã thổi hồn vào những khối đá vô tri trên núi cao để chúng thành huyền thoại : Huyền thoại hòn Vọng Phu. ... <chi tiết>
14.09.2012
Huyền sử 5 - Nguyễn Văn Thành
Câu chuyện "Tấm - Cám" là một minh hoạ rõ ràng và súc tích, cho chúng ta nhận thấy một cách cụ thể : Cha ông chúng ta đã có những kiến thức vững vàng về Phân tâm học, hằng bốn năm thế kỷ, trước khi khoa học nầy ra đời vào đầu thập niên 1900, với những công trình nghiên cứu và sáng tác của Bác sĩ tâm thần S. Freud. ... <chi tiết>
10.09.2012
Huyền sử 4 - Nguyễn Văn Thành
Xuyên qua nhiều câu chuyện Huyền Sử, Tổ Tiên và Cha Ông từ đời các Vua Hùng, đã trối trăng lại cho chúng ta những sứ điệp LÀM NGƯỜI. Với một thái độ khiêm cung và lắng nghe, học hỏi và tìm kiếm, chúng ta có thể rút tỉa từ những sứ điệp nầy, những bài học giữ Nước và dựng Nước, nhất là khi có những hiểm họa trầm trọng xảy ra trong lòng Quê Hương và khả dĩ làm băng hoại tiền đồ của dân tộc. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 41 - 60 / 638 tác phẩm