Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.431 tác phẩm
2.747 tác giả
302
117.099.864
Inrasara-Văn hóa - xã hội CHĂM, nghiên cứu & đối thoại

Sách in lần thứ ba

NXB Văn Học & Công ty Sách Bách Việt, 2008.

472 trang; khổ 14,5 X 20,5 cm; in 1.000 bản; giá bìa: 65.000 đồng.

 

Mục lục

Lời nói đầu (cho lần in thứ ba)

Giáp mặt vấn đề (Lời mở cho lần in thứ nhất)

 

- Văn chương: suy nghĩ toàn cầu - hành động địa phương

- Hành trình về nguồn của tôi

- Đầu thế kỉ XX, đọc lại Pauh Catwai

- Điểm danh các khuyết tật Chăm

- Văn hóa-nghệ thuật Chăm, vấn đề lực lượng

- Đi tìm chân dung văn học Chăm

- Văn học Chăm, mấy vấn đề sưu tầm - nghiên cứu.

- Đối chiếu – so sánh lục bát Chăm – Việt, những gợi ý bước đầu.

- Để hiểu văn chương Chăm (truyền thống – bản sắc – sáng tạo)

- Sáng tác văn chương Chăm hôm nay.

- Văn học – nghệ thuật Chăm, một chặng đường.

- Đi, thấy và kể lại.

- Và để làm gì, thi sĩ…?

- Chuyện chữ.

- Làm thế nào để nói tiếng Chăm?

- Nếu hạt lúa không chết đi.

- Người Chăm Panduranga tại TP Hồ Chí Minh.

- Rija Nưgar, một lễ hội dân gian dân tộc Chăm mang nhiều yếu tố trình diễn.

- Thử soi rọi ba vùng mờ của văn hóa Chăm:

– “Họ” của người Chăm

– Múa Chăm

– Harơk Kah ở đâu?

- Chế độ mẫu hệ Chăm.

- Dệt thổ cẩm Chăm Ninh Thuận, hiện trạng và giải pháp.

- Tagalau, bảy năm nhọc nhằn và kiêu hãnh.

- Ta là ai? làm gì? về đâu?

- Xã hội Chăm hôm nay và tương lai cộng đồng.

- Thư cho bạn trẻ

01: Làm nhà văn có nghĩa là bị đẩy xuống tàu.

02: Bi kịch giữa Là & Có.

03: Yêu cũng phải thực tiễn.

04. Biện chướng của khẳng định và phủ nhận

05: Về bài thơ “Hơn cả nỗi chia xé”.

06: Và điều gọi là bí quyết thành công.

07: Vượt qua cõi trung bình.

- Thư mục tham khảo

- Thông tin về Tác giả

 

LỜI NÓI ĐẦU

cho lần in thứ ba

 

Ba năm đi qua, từ khi Các vấn đề văn hóa - xã hội Chăm ra đời, rồi bốn năm sau đó Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại được xuất bản – bảy năm của vật đổi sao dời, thay đổi của lòng người, biến động của xã hội. Bảy năm với nẩy sinh các vấn đề mới, đòi hỏi cách nhìn mới, đối sách mới.

 

Hơn 2.000 bản qua hai lần in, Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, đã tiêu thụ hết. Để đến ngày Hội Văn hóa dân tộc Chăm hay các ngày lễ lớn của dân tộc, nó đã phải xuất hiện dưới dạng photocopy để kịp thời phục vụ đồng bào. Chứng tỏ người Chăm và các nhà nghiên cứu về Chăm đã thực sự cùng tham gia đặt vấn đề và quan tâm hơn đến giải quyết vấn đề của chính mình. Do đó tập sách đã có các phản hồi đáng trân trọng.

 

Tập tiểu luận, phê bình Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại xuất bản lần thứ ba này có nhiều sửa chữa và bổ sung rất đáng kể. Tác giả đã bỏ bớt các đề tài đã mất tính thời sự cũng như bài trao đổi mà các luận điểm đã được thanh lí; cả vài đề tài nặng về quá khứ. Thay vào đó là các bài viết mới, về những gì đang xảy ra của hôm nay, đang chuyển động để hướng tới tương lai. Thứ nhất, về mặt văn hóa - xã hội: tập trung vào các vấn đề vừa nẩy sinh dăm năm qua trong thời đại toàn cầu hóa; thứ hai, về lãnh vực văn học - nghệ thuật: nhấn mạnh vào sáng tạo, gợi mở và gợi hứng sáng tạo cho các thế hệ sắp tới. Bởi chỉ có thế thôi, thế hệ Chăm hôm nay mới thực sự có đóng góp của chính mình vào vốn quý của cha ông xưa.

 

Sài Gòn, ngày 15.08.2007.

Trích đoạn dư luận

 

*

Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, ghi lại hành trình của bản thân về gốc nguồn Chăm làm nổi bật một nguồn suy tư phong phú và thiết thực của một người Chăm xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, ngẩng cao đầu phấn đấu tạo dựng sự nghiệp. Inrasara, nhà thơ đồng thời là học giả trẻ mà tiềm năng sáng tạo phong phú và cao sâu đang độ bừng lên trong dòng chánh lưu của xã hội Việt Nam đương thời.

Dohamide & Dorohiêm, Bangsa Champa, Hoa Kì, 2004.

 

*

Inrasara là người viết lí luận phê bình nghiêm túc, táo bạo, sắc sảo, đưa ra được những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Ông quan tâm nhiều tới tiếng nói và chữ viết và vấn đề bản sắc dân tộc trong văn học. …Inrasara không bao giờ hài lòng với truyền thống của cha ông; ông muốn đập phá nó ra để lọc lấy tinh chất, tìm trong đó những chất liệu, phương tiện và kinh nghiệm nghệ thuật cần thiết cho mục đích sáng tạo nghệ thuật của mình để tái tạo lại trong tác phẩm mới hiện đại hơn.

Lâm Tiến, Tham luận tại Hội nghị VHNT các DTTS, Hà Nội, 04.2006.

*

Thi sĩ trong câu thơ, học giả trong bài thơ, triết nhân trong tập thơ. Thời chúng ta đang sống có một nhân vật Chăm như vậy. Đó là Inrasara. Thơ ông vằng vặc tâm thế và trĩu nặng nỗi con người của quê hương xứ sở, lúc nào cũng phảng phất hình bóng của những ngọn tháp Chăm, những linh hồn Chăm. Đã thế, công lao của ông đối với văn hoá Chăm, lịch sử Chăm dù đã được cả người Pháp ghi nhận, song... cho tới giờ vẫn chưa ai có thể đo lường hết được.

 

Báo Người Hà Nội, số 31, 03.08.2007.